Với giải sách bài tập Sinh học 10 Chương 7: Virus sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Sinh học 10 Chương 7: Virus
Bài 1 trang 88 SBT Sinh học 10:Những bộ phận nào dưới đây không có ở virus ?
A. Protein.
B. Ribosome.
C. Acid nucleic.
D. Một số loại enzyme.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Tất cả các loại virus đều được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ protein.
- Loại virus RNA, ngoài RNA và vỏ capsid, mỗi hạt virus còn có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có.
A. Enzyme phiên mã của tế bào phiên mã ra các phân tử RNA của HIV.
B. Enzyme của virus phiên mã từ tiền virus ra các phân tử RNA của HIV.
C. Có một số phân tử RNA của HIV được bảo quản trong tế bào người dùng làm khuôn để tạo ra các phân tử RNA của HIV ngay cả khi hệ gene của HIV đã tích hợp vào hệ gene người.
D. Hệ gene của HIV được nhân bản cùng sự nhân bản của hệ gene người khi tế bào người phân chia.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Khi virus HIV tồn tại trong hệ gene người dưới dạng tiền virus thì hệ gene của HIV được nhân lên cùng sự nhân bản của hệ gene người khi tế bào người phân chia.
A. Vật chất di truyền của chúng là DNA.
B. Chúng có nhiều loại vật chủ khác nhau.
C. Chúng không có lớp vỏ nên dễ bị đột biến.
D. Vật chất di truyền của chúng là RNA.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Nguyên nhân khiến virus cúm dễ phát sinh ra những chủng virus mới là do vật chất di truyền của chúng là RNA. Các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.
A. vật chất di truyền của hai loại virus này là hai loại acid nucleic khác nhau.
B. số lượng phân tử acid nucleic của hai loại khác nhau.
C. các protein của HIV khác với các protein của virus cúm.
D. virus HIV có vỏ bọc còn virus cúm thì không.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Thuốc điều trị bệnh AIDS để điều trị bệnh cúm sẽ không lại hiệu quả cao vì protein của HIV khác với các protein của virus cúm.
Bài 5 trang 89 SBT Sinh học 10: Vật chất di truyền của một virus là
A. DNA.
B. RNA.
C. DNA và RNA.
D. DNA hoặc RNA.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Vật chất di truyền của virus có thể là DNA hoặc RNA.
1. Tích hợp DNA mạch kép vào hệ gene của tế bào chủ.
2. Tổng hợp protein của virus.
3. DNA của virus được phiên mã thành RNA của virus.
4. Enzyme phiên mã ngược tổng hợp DNA mạch đơn từ RNA của virus.
5. Tổng hợp mạch DNA có trình tự bổ sung với mạch DNA được phiên mã ngược từ RNA.
A. 5 → 2 → 1 → 3 → 4.
B. 5 → 2 → 3 → 4 → 1.
C. 4 → 1 → 2 → 3 → 5.
D. 4 → 5 → 1 → 3 → 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trình tự của chu kì nhân lên của virus HIV là:
- 1. HIV tiếp cận tế bào bạch cầu nhờ các gai glycoprotein ở lớp vỏ ngoài liên kết đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt tế bào.
- 2. Lớp vỏ ngoài dung hợp với màng sinh chất của tế bào, đưa virus cùng vỏ capsid vào trong tế bào.
- 3. Virus HIV cởi bỏ lớp vỏ.
- 4. Enzyme phiên mã ngược tổng hợp DNA mạch đơn từ RNA của virus.
- 5. Tổng hợp mạch DNA có trình tự bổ sung với mạch DNA được phiên mã ngược từ RNA.
- 6. Tích hợp DNA mạch kép vào hệ gene của tế bào chủ.
- 7. DNA của virus được phiên mã thành RNA của virus.
- 8. Tổng hợp protein của virus.
- 9. Lắp ráp các thành phần của virus.
- 10. Giải phóng.
Bài 7 trang 89 SBT Sinh học 10:Cho các bước trong quá trình nhân lên của virus như sau:
1. Sự xâm nhập; 2. Lắp ráp; 3. Tổng hợp;
4. Hấp phụ; 5. Giải phóng.
Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng diễn biến quá trình nhân lên của virus?
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
B. 4 → 1 → 3 → 2 → 5.
C. 4 → 1 → 2 → 3 → 5.
D. 4 → 3 → 1 → 2 → 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Các bước trong quá trình nhân lên của virus là:
Giai đoạn hấp phụ → giai đoạn xâm nhập → giai đoạn tổng hợp → giai đoạn lắp ráp → giai đoạn giải phóng.
A. Virus chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác.
B. Virus mới được hình thành do sự tái tổ hợp vật chất di truyền của hai loại virus khác nhau.
C. Đột biến ở một loại virus mà nó chỉ lây nhiễm được ở người.
D. Virus bằng cách nào đó có thể vô hiệu quá hệ miễn dịch của người.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Virus mới nổi là những chủng virus hoàn toàn mới lạ đối với vật chủ. Chúng có thể xuất hiện bằng nhiều cách: Đột biến làm xuất hiện các chủng virus mới từ những chủng có sẵn. Các virus có thể tái tổ hợp vật chất di truyền với nhau làm xuất hiện virus mới. Virus bị đột biến có thể chuyển đổi từ vật chủ này sang vật chủ khác.
A. Tổng hợp các đại phân tử sinh học.
B. Sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ.
C. Lắp ráp các bộ phận tạo ra các virus mới.
D. Tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ và được nhân lên cùng với vật chất di truyền của tế bào chủ là đặc điểm của virus tiềm tan.
Lời giải:
Lời giải:
Những điểm khác biệt giữa chu kì nhân lên của virus theo kiểu tiềm tan và sinh tan là:
Chu trình sinh tan |
Chu trình tiềm tan |
- Do virus độc gây ra. |
- Do virus ôn hòa gây ra. |
Cơ chế: - Vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền tế bào chủ. - Nhân lên nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. |
Cơ chế: -Vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền tế bào chủ. |
- Kết quả : Làm tan tế bào chủ |
- Không làm tan tế bào chủ |
- Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan. |
- Có thể chuyển thành chu trình sinh tan. |
Bài 13 trang 90 SBT Sinh học 10: Virus gây bệnh cho người bằng những cách nào?
Lời giải:
Virus gây bệnh cho người bằng cách:
- Virus có cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô. Vì vậy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh đến mức nào.
- Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh. Một số virus khác có các thành phần cấu tạo như protein vỏ ngoài cũng có thể gây bệnh.
- Virus có cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn tới ung thư.
Lời giải:
Cơ chế có thể làm xuất hiện virus mới nổi gây bệnh cho người khi con người phá rừng trồng các cây nông, lâm nghiệp là:
- Khi phá rừng làm nông, lâm nghiệp sẽ nhường chỗ cho môi trường đầy những mầm bệnh phát sinh. Việc phá hủy rừng khiến các loài động vật hoang dã mất nơi sinh sống làm gia tăng nguy cơ động vật hoang dã tiếp xúc với động vật nhà và con người. Để virus từ một động vật hoang dã truyền được tới con người, virus thường phải đột biến gen mới có thể xâm nhập vào tế bào người (virus bị đột biến có thể chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác). Dẫn tới xuất hiện các chủng virus mới nổi.
Lời giải:
- Những loại virus gây bệnh dễ bị con người tiêu diệt hoàn toàn là virus có vật chất di truyền là DNA, vì khi sao chép chúng có độ chính xác cao hơn, do những enzyme của chúng. Vì vậy các nhà khoa học có thể tạo ra các loại vaccine và các loại thuốc có hiệu quả cao.
- Loại virus gây bệnh có vật chất di truyền là RNA hoặc DNA sợi đơn khó loại bỏ hoàn toàn vì chúng có tỷ lệ lỗi cao hơn khi sao chép, các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới. Vì vậy, các loại vaccine và thuốc kháng virus có thể hiệu quả với chủng này, nhưng lại không hiệu quả với chủng kháng, dẫn tới khó tiêu diệt chúng toàn toàn.
Lời giải:
Khi xâm nhập vào tế bào của hệ miễn dịch người HIV lại không gây ra triệu chứng bệnh lí ngay mà sau nhiều năm người nhiễm HIV mới biểu hiện triệu chứng AIDS vì:
- Virus HIV tồn tại và nhân lên theo chu kì tiềm tan, vật chất di truyền của virus xâm nhập vào nhân tế bào chủ và được tích hợp vào DNA của cơ thể, được nhân lên cùng với DNA của vật chủ, gọi là tiền virus, lúc này virus chưa gây ra triệu chứng. Vì vậy virus không gây bệnh trong một thời gian dài, đôi khi đến nhiều năm. Trạng thái tiềm tàng này có thể trở thành hoạt động dẫn tới biểu hiện của triệu chứng AIDS.
Bài 17 trang 91 SBT Sinh học 10: HIV truyền từ người này sang người khác bằng những con đường nào?
Lời giải:
HIV lây truyền từ người sang người theo ba con đường:
- Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).
- Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.
Lời giải:
- Em không đồng ý với giả thuyết của bạn. Vì virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé và chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống. Chúng không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hóa khi ở bên ngoài tế bào do chúng chưa có đầy đủ các thành phần cấu tạo của tế bào. Vì vậy, virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh, nên giả thuyết virus hình thành nên những tế bào đầu tiên là chưa chính xác.
Bài 19 trang 91 SBT Sinh học 10: Virus sinh học có đặc điểm gì giống với virus máy tính?
Lời giải:
Đặc điểm giống nhau của virus sinh học và virus máy tính là:
- Cả vi rút sinh học và vi rút máy tính đều tương đối đơn giản hơn so với vật chủ mà nó lây nhiễm. Ví dụ bộ gene của người lớn hơn nhiều lần so với bộ gene của virus, virus máy tính có thể chứa ít nhất 6 dòng mã so với cơ sở mã của một hệ điều hành có thể có hàng chục triệu dòng mã.
- Cả hai loại vi-rút không thể nhân lên nếu không có vật chủ của chúng. Vật chủ là phương tiện của chúng để vừa tăng số lượng vừa lây lan sang các vật chủ khác.
- Cả hai loại virus đều làm giảm hiệu suất của các vật chủ của chúng. Các vi rút sinh học xâm nhập vào tế bào vật chủ, sao chép, sau đó cuối cùng giết chết các tế bào đó. Nhiều loại vi-rút máy tính được thiết kế để khiến máy tính thực hiện các tác vụ không cần thiết, làm chậm toàn bộ máy.
- Cả hai đều ẩn nấp bên trong vật chủ nên rất khó phát hiện. Các vi rút sinh học được giấu kín khỏi các tế bào bạch cầu của chúng ta khi ở bên trong tế bào chủ. Tương tự, virus máy tính có thể trông giống như một tệp đơn giản, không thể phân biệt được với hàng triệu tệp khác xung quanh nó.
Lời giải:
Các nhà khoa học đã lợi dụng đặc điểm của virus để chuyển gene vào tế bào là:
- Vì virus có khả năng tích hợp hệ gene của chúng vào hệ gene của tế bào chủ, do đó có thể được sử dụng làm vector. Các nhà khoa học cần đưa một hoặc một số gen cần chuyển vào cơ thể bằng virus, sau đó lây nhiễm virus này vào các tế bào người. Sau khi lây nhiễm, vector có thể gắn gene cần chuyển vào DNA của người, nhằm thay thế các gnee bệnh ở người bằng gene lành.
Lời giải:
- Thể thực khuẩn có thể chuyển gene từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác bằng cách: các thực khuẩn đều sử dụng một bộ phận gọi là “đuôi” chuyên biệt để đâm và xuyên qua màng của vi khuẩn, cho phép virus đưa vật chất di truyền của nó vào môi trường nội bào của vi khuẩn, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài.
- Sử dụng virus có đặc điểm tương tự như thể thực khuẩn để chuyển một gene nào đó từ tế bào của loài này sang loại khác gọi là thể truyền (vector). Vì virus có khả năng tích hợp hệ gene của chúng vào hệ gene của tế bào chủ. Hệ gene virus được cắt bỏ các gene có hại tạo ra vector rồi gắn thêm gene có lợi. Sau đó cho nhiễm vector mang gene có lợi vào tế bào. Ở trong tế bào, vector có thể gắn gene có lợi vào hệ gene của tế bào, có thể tạo ra các giống mới biến đổi gene.
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào
Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào
Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào
Chương 6: Sinh học vi sinh vật