Giới thiệu về một công trình/tác phẩm/nhà văn hóa thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất

30 K

Với giải Vận dụng 3 trang 22 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Vận dụng 3 trang 22 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để giới thiệu (theo cách của em) về một công trình/tác phẩm/nhà văn hóa thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất.

Phương pháp giải:

B1: Sử dụng các thiết bị có kết nối Internet để tìm kiếm.

B2: Các từ khóa tìm kiếm: tiểu sử, cuộc đời, thành tựu của Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Bức tranh Nàng La Giô-công-đơ,…

Trả lời:

Leonard de Vinci (tiếng Pháp), là tên mà người Việt quen dùng do được biết đến vĩ nhân này từ thời Pháp thuộc, phiên âm ra là Lêôna đơ Vanhxi. Nhưng Leonardo di ser Piero da Vinci mới là tên chuẩn và đầy đủ, nghĩa là Leonardo, con trai của ngài Piero, đến từ Vinci.

Ông là hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư công binh, nhà giải phẫu, nhà toán học, hoá học, vật lý học, triết học, thiên văn học, nhà thơ, nhà văn, nhạc công, ca sĩ, nhà phát minh- sáng chế … nghề nào ông cũng thuộc loại giỏi nhất nhì thời Phục Hưng.

Tác phẩm nổi tiếng của ông như bức tranh Mona Lisa, a, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Sự kiện nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời?

A. Phong trào cải cách tôn giáo.

B. Phong trào văn hoá Phục hưng.

C. Các cuộc phát kiến địa lí.

D. Các cuộc cách mạng công nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Phong trào văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời (SGK Lịch Sử 7 – trang 21).

Câu 2. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là

A. tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

C. tập thơ “Mùa hái quả”.

D. sử thi “I-li-át”.

Đáp án đúng là: A

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

(SGK Lịch Sử 7 – trang 19).

Câu 3. Tên một nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng có nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…

A. Ma-gien-lăng.

B. Sếch-xpia.

C. Lu-thơ.

D. Mi-ken-lăng-giơ.

Đáp án đúng là: B

Sếch-xpia là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-et, Hăm-let…

(SGK Lịch Sử 7 – trang 19).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 19 Lịch sử 7: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI...

Câu hỏi 1 trang 20 Lịch sử 7: Hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng...

Câu hỏi 2 trang 20  Lịch sử 7: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?...

Câu hỏi 1 trang 21 Lịch sử 7: Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề gì?...

Câu hỏi 2 trang 21 Lịch sử 7: Phong trào Văn hóa Phục hưng có ý nghĩa và tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào....

Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo...

Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo...

Câu hỏi trang 22 Lịch sử 7: Trình bày tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu...

Luyện tập 1 trang 22 Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:...

Luyện tập 2 trang 22 Lịch sử 7: Vẽ sơ đồ tư duy (hoặc lập bảng hệ thống) thể hiện những nét chính của Phong trào Cải cách tôn giáo (nguyên nhân, nội dung, tác động)....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6: Các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá