Với giải Câu hỏi 1 trang 21 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Câu hỏi 1 trang 21 Lịch sử 7: Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề gì?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2 SGK trang 20 – 21.
B2: Đọc tư liệu trang 20 SGK
B3: Các từ khóa cần chú ý: giá trị con người, tự do cá nhân, tinh thần dân tộc.
Trả lời:
Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề
- Các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.
- Văn hóa Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa nhân loại.
Lý thuyết Phong trào Văn hóa Phục hưng
- Nguồn gốc: phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV), sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
a) Những thành tựu tiêu biểu
Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật tiêu biểu.
- Về văn học:
+ M. Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn Ki-hô-tê.
+ W. Sếch-xpia (người Anh) - nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô,…
Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của nhà văn Xéc-van-téc (minh họa)
- Về nghệ thuật:
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi (người I-ta-li-a) là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ.
Bữa tiệc cuối cùng - một kiệt tác của Lê-ô-na Đơ Vanh-xi
+ Mi-ken-lăng-giơ (người I-ta-li-a) là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít,…
- Về thiên văn học: thời kì này xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ:
+ Cô-péc-ních (người Ba Lan) là nhà thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng Trái đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, học thuyết của cô bị Giáo hội cấm lưu truyền.
Chân dung nhà Thiên văn học Cô-péc-ních
+ G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a) vì công bố thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi đã 70 tuổi, ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: “Dù sao thì trái đất vẫn quay”.
b) Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
- Các nhà Văn hóa Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.
- Văn hóa Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dan tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa nhân loại.
- Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 20 Lịch sử 7: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?...
Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo...
Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo...
Luyện tập 1 trang 22 Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Bài 6: Các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI