Trình bày tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu

21.4 K

Với giải Câu hỏi  trang 22 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Câu hỏi trang 22 Lịch sử 7: Trình bày tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 22.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Thiên Chúa giáo phân hóa, Chiến tranh nông dân Đức, lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, mở đường.

Trả lời:

Tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu:

- Thiên chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo cải cách.

- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

Lý thuyết Phong trào Cải cách tôn giáo

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.

- Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.

=> Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu từ Đức sau đó lan sang các nước Tây Âu.

Tiêu biểu nhất là tư tường cải cảch của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và Giăng Can-vanh (Thuỵ Sĩ).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Nội dung cơ bản

- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.

- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hoàng.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

c) Tác động

- Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái:

Cựu giáo (Thiên Chúa giáo)

Tân giáo (Anh giáo, Tin lành,… là những tôn giáo cải cách).

Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

- Là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 19 Lịch sử 7: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI...

Câu hỏi 1 trang 20 Lịch sử 7: Hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng...

Câu hỏi 2 trang 20  Lịch sử 7: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?...

Câu hỏi 1 trang 21 Lịch sử 7: Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hóa Phục hưng về vấn đề gì?...

Câu hỏi 2 trang 21 Lịch sử 7: Phong trào Văn hóa Phục hưng có ý nghĩa và tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào....

Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo...

Câu hỏi trang 21 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo...

Luyện tập 1 trang 22 Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:...

Luyện tập 2 trang 22 Lịch sử 7: Vẽ sơ đồ tư duy (hoặc lập bảng hệ thống) thể hiện những nét chính của Phong trào Cải cách tôn giáo (nguyên nhân, nội dung, tác động)....

Vận dụng 3 trang 22 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu từ Internet và sách, báo để giới thiệu (theo cách của em) về một công trình/tác phẩm/nhà văn hóa thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6: Các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá