Giải hóa học 10 trang 27 Chân trời sáng tạo

294

Với Giải hóa học lớp 10 trang 27 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải hóa học 10 trang 27 Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 27 Hóa học 10Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể quay quanh theo những quỹ đạo xác định. Hãy cho biết mô hình nguyên tử của nhà khoa học nào được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử, tương tự như hệ Mặt Trời?

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Theo Rutherford – Bohr: các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân

- Theo mô hình hiện đại: chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân, không theo một quỹ đạo xác định

Lời giải:

- Các thiên thể quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo xác định

- Theo Rutherford – Bohr: các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân

=> Mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử, tương tự như hệ Mặt Trời

Câu hỏi 2 trang 27 Hóa học 10Quan sát Hình 4.3, phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử

Quan sát Hình 4.3, phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử (ảnh 1)

 Phương pháp giải:

- Đám mây electron: khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà có electron

- Orbital nguyên tử: khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà xác suất có mặt electron khoảng 90%

Lời giải:

- Đám mây electron là khu vực có sự có mặt của electron xung quanh hạt nhân

- Orbital nguyên tử là khu vực mà xác suất có mặt electron là 90% xung quanh hạt nhân

Câu hỏi 3 trang 27 Hóa học 10Cho biết khái niệm orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr hay mô hình nguyên tử hiện đại

Phương pháp giải:

Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%

Lời giải:

Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%

=> Xuất phát từ mô hình nguyên tử hiện đại vì electron chuyển động không theo quỹ đạo, mật độ electron không giống nhau

Câu hỏi 4 trang 27 Hóa học 10: Quan sát Hình 4.4, hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa các orbital p: px, py, pz

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 4.4 và so sánh

Lời giải:

 

px

py

pz

Giống nhau

Đều có hình dạng là số 8 nổi

Khác nhau

Nằm trên trục Ox

Nằm trên trục Oy

Nằm trên trục Oz

Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải hóa học 10 trang 26

Giải hóa học 10 trang 27

Giải hóa học 10 trang 28

Giải hóa học 10 trang 29

Giải hóa học 10 trang 30

Giải hóa học 10 trang 31

Giải hóa học 10 trang 32

Giải hóa học 10 trang 33

Giải hóa học 10 trang 34

Đánh giá

0

0 đánh giá