Hãy đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét của em về chính sách đối với các dân tộc ít người

856

Với giải Bài tập 1 trang 130 Sách bài tập Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Sách bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Bài tập 1 trang 130 SBT Lịch sử 10: Hãy đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét của em về chính sách đối với các dân tộc ít người của nhà Trần. Chính sách này đã được gìn giữ như thế nào qua các triều đại phong kiến và tiếp tục đến ngày nay?

“Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm phản. Vua sai Chiêu Văn Vương Nhật Duật đi dụ hàng. Bấy giờ Nhật Duật coi đạo Đà Giang, ngầm đem quân thuộc hạ đến. Trịnh Giác Mật sai người đến quân doanh bày tỏ lòng thành: “Mật không dám trái mệnh. Nếu ẩn chứa một mình một ngựa đến thì Mật xin hàng Nhật Duật nhận lời, chỉ đem 5, 6 tiểu đồng cùng đi. Quân sĩ ngăn lại, Nhật Duật nói: “Nếu nó giáo giả với ta thì triều đình còn có vương khác đến” Khi tới trại, người Man dàn vây mấy chục lớp và đều cầm đao thương chĩa vào phía trong. Nhật Duật đi thẳng vào, trèo lên trại. Mật mời ông ngồi. Nhật Duật thạo biết tiếng nói và am hiểu phong tục của nhiều nước, cũng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật. Người Man thích lắm. Khi Nhật Duật trở về, Mật đem gia thuộc đến doanh trại đầu hàng. Mọi người đều vui lòng kính phục vì không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang. Đến khi về kinh sư, Nhật Duật đem Mật và vợ con hắn vào chầu, vua rất khen ngợi ông. Sau đó, vua cho Mật về nhà, giữ con hắn ở lại kinh đô. Nhật Duật mến nuôi hết lòng, xin triều đình ban tước thượng phẩm và cho vào trông ao cá, sau cũng cho về nhà” 

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 46)

Lời giải:

Nhận xét: chính sách của nhà Trần đối với các dân tộc ít người vừa mềm dẻo, khôn khéo, vừa kiên quyết trấn áp (đối với những người có tư tưởng và hành động phản loạn – chống đối nhà nước, phản bội lợi ích quốc gia).

+ Sự mềm dẻo, khôn khéo thể hiện ở các chi tiết: Trần Nhật Duật khi đến dụ hàng đã sử dụng ngôn ngữ và phong tục tập quán của chính người Man để đối đãi với Trịnh Giác Mật; Trần Nhật Duật hết lòng yêu mến con của Trịnh Giác Mật; nhà vua ban tước thượng phẩm cho con của Trịnh Giác Mật…

+ Sự kiên quyết thể hiện qua các chi tiết: nhà Trần trấn áp hành động phản loạn của Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang; giữ con trai của Trịnh Giác Mật lại kinh đô…

- Các triều đại tiếp theo vẫn duy trì thực hiện chính sách dân tộc mềm dẻo, khôn khéo….

Đánh giá

0

0 đánh giá