Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 7: Thơ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 7: Thơ
Bài tập 1 trang 32, 33, 34 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.
Câu 1 trang 33 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc mục Chuẩn bị (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 23) và cho biết:
a) Tìm thông tin trên sách, báo, Internet,...và ghi lại một vài nét chính về nhà thơ Ta-go (ví dụ: thời đại, quê hương, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật,...)
b) Nhớ lại những trò chơi với mẹ hoặc người thân trong gia đình khi em còn nhỏ ghi lại cảm xúc của mình khi chơi những trò chơi đó.
Trả lời:
a) Nhà thơ Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ; Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
b) Cả nhà quây quần bên bếp lửa trong trời đông và chơi oẳn tù tì, cảm xúc lúc đó rất vui vì cha mẹ luôn nhường cho các con thắng.
Trả lời:
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ: mây và sóng.
Trả lời:
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ: mây và sóng.
Trả lời:
Lời nói của em bé thể hiện em bé đều nghĩ về mẹ (mẹ đang đơi, mẹ mong muốn ở nhà), không nghe theo lời mời gọi ngọt ngào mà luôn đặt mẹ lên trên các cuộc vui.
Bài tập 2 trang 34, 35 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.
Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt:....................
Trả lời:
Về hình thức, văn bản Mây và sóng có điểm khác so với các văn bản thơ em đã học ở Bài 2 trong sách Ngữ văn 7, tập một là: số từ không cố định trong bài thơ, cả bài thơ liền mạch không chia nhỏ các đoạn thơ thành khổ.
Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Điểm giống nhau:...............................................
- Điểm khác nhau:...............................................
Trả lời:
- Điểm giống nhau: Kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
- Điểm khác nhau:
+ Phần 1:
Đối tượng: mây
Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng
Không gian : trên trời
→ Tác dụng: Tạo sự trùng điệp, nâng cao, làm nổi bật chủ đề - Tình mẹ con.
+ Phần 2:
Đối tượng: sóng
Trò chơi: con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
Không gian: dưới biển.
→ Phần thứ hai cho ý thơ trọn vẹn hơn, tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.
Trả lời:
- Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ: được tự do vui chơi, ca hát từ sáng sớm đến tối muộn, được vui đùa thỏa thích với bình minh vàng, vầng trăng bạc, ngao du khắp các nơi.
- Em bé không tham gia vì nhớ tới mẹ đang chờ ở nhà, vì nhớ tới mong muốn của mẹ là muốn em ở nhà buổi chiều.
Trả lời:
Những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn là vì ở đó có hai mẹ con cùng nhau vui đùa. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ.
Trả lời:
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm: giống với hình ảnh tự nhiên, có mây, có trăng, có sóng, có bầu trời xanh thẳm. Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.
Trả lời:
Thông điệp: Sức mạnh của tình mẫu tử, ngợi ca tình mẫu tử. Tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt. Đồng thời, ta thấy được hạnh phúc không xa xôi bí ẩn, nó ở quanh ta, do chúng ta tạo nên.