Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 20 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn
1. Từ trường của Trái Đất
Câu hỏi thảo luận 1 trang 99 KHTN lớp 7: Trả lời câu hỏi đã nêu đầu bài.
Trả lời:
Do Trái Đất cũng được coi là một nam châm khổng lồ nên khi đặt nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác thì kim nam châm vẫn luôn nằm cân bằng theo hướng của Trái Đất (hướng Bắc – Nam).
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ.
Trả lời:
Ta thấy rằng Việt Nam nằm trong vùng có màu vàng nên Việt Nam có từ trường mạnh
2. Cực bắc địa từ và cực bắc địa lí
Câu hỏi thảo luận 3 trang 99 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 20.4:
a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?
b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?
Phương pháp giải:
Chiều đường sức từ của nam châm: đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.
Trả lời:
a) Đường sức từ của Trái Đất có điểm giống với đường sức từ của nam châm thẳng là đều có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam
b) Hình 20.4 cho thấy:
- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất
- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.
- Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí
Trả lời:
La bàn sử dụng kim nam châm để xác định hướng.
Nếu để gần la bàn với nam châm hoặc vật có từ tính thì la bàn sẽ tương tác với nam châm hoặc có từ tính. Như vậy la bàn sẽ không xác định đúng hướng nữa.
Luyện tập trang 101 KHTN lớp 7: Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao?
Trả lời:
Kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí.
Do ảnh hưởng của từ trường Trái Đất mà dù đặt bất cứ ở đâu song song với Trái Đất. Chiếc kim từ tính kia cũng quay về hướng Bắc, và đây gọi là hướng Bắc địa từ. Mà cực Bắc đại từ với cực Bắc địa lí không trùng nhau nên kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí.
Vận dụng trang 101 KHTN lớp 7: Em hãy xác định hướng của cổng nhà em
Trả lời:
Các em tự thực hành và xác định.
Bài tập (trang 101)
Bài 1 trang 101 KHTN lớp 7: Nêu một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường.
Trả lời:
Treo nam châm tự do trên sợi dây được cố định trên giá đỡ, khi đứng yên nam châm chỉ đúng duy nhất một chiều, dù có tác động như thế nào đi chăng nữa thì khi đứng yên, nam châm lại trở về vị trí cũ ban đầu.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học, đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu
Trả lời:
Từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực.
Quan sát hình vẽ, ta thấy số đường sức từ tại xích đạo thưa hơn so với số đường sức từ tại cực Bắc nên từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực.
Lý thuyết KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất
1. Từ trường của Trái Đất
Trái Đất có từ trường. Ta có thể thấy một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất như hiện tượng cực quang.
Khi nghiên cứu từ trường Trái Đất, các nhà khoa học đã vẽ được bản đồ mô tả độ mạnh của từ trường Trái Đất theo từng vùng: Từ trường mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo.
2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí
Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Cực Bắc địa từ nằm trên trục từ, cực Bắc địa lí nằm trên trục quay Trái Đất.
3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí
- Cấu tạo la bàn thông thường gồm: một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm.
- Xác định hướng địa lí của một đối tượng:
+ Chọn đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí.
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.
+ Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật