20 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Sự phản xạ ánh sáng

3.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Câu 1: Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 500 . Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 400 .

B. 500 .

C. 1300 .

D. 900 .

Đáp án đúng là: A

Khi tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 500 , ta có góc phản xạ (góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến) có độ lớn là: i'=900500=400 .

Mà góc tới bằng góc phản xạ: i=i'=400 .

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 5)

Câu 2: Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 1100. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 200 .

B. 700 .

C. 1100 .

D. 550 .

Đáp án đúng là: A

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 6)

i'=1100900=200

Góc tới bằng góc phản xạ: i=i'=200

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?

A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.

B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.

C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.

D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.

Đáp án đúng là: D

Khi ánh sáng chiếu tới bề mặt phẳng nhẵn bóng thì ánh sáng bị hắt trở lại theo một phương khác, gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Khi ánh sáng chiếu tới bề mặt không nhẵn thì các tia sáng sẽ bị hắt lại theo mọi phương, gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán. Vậy khi chiếu ánh sáng đến tấm thảm len sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán.

Câu 4: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp SI đến mặt phẳng gương như sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 7)

Góc tới có độ lớn là

A. 300

B. 600

C. 900

D. 00

Đáp án đúng là: B

Góc hợp bởi giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là góc tới i=900300=600

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 8)

Câu 5: Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình sau đây, biết SIM^=450 ta thu được tia phản xạ IR theo phương, chiều như thế nào?

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 9)

A. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

B. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.

C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

D. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Đáp án đúng là: D

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 10)

Góc tới i=900450=450

Góc phản xạ bằng góc tới: i'=i=450

Mà: i+i'=450+450=900

Vậy tia IR vuông góc với tia SI, tia SI phương ngang nên tia IR phương thẳng đứng hướng từ dưới lên.

Câu 6: Phản xạ ánh sáng là hiện tượng

A. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.

B. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề cong và nhám.

C. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề mặt nhẵn bóng.

D. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề cong và nhám.

Đáp án đúng là: A

Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?

A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.

B. Ánh chiếu tới tờ giấy.

C. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.

D. Ánh sáng chiếu tới bức tường.

Đáp án đúng là: A

Khi ánh sáng chiếu tới mặt gương ánh sáng sẽ bị hắt trở lại theo hướng khác, hiện tượng này gọi là phản xạ ánh sáng.

Câu 8: Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

A.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 1)

B.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 2)

C.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 3)

D.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 4)

Đáp án đúng là: B

Khi chiếu một tia sáng SI đến mặt phẳng gương thì tia sáng sẽ bị phản xạ lại theo một hướng khác. Tia phản xạ IR:

+ Nằm cùng phía với tia tới SI so với mặt gương.

+ Nằm khác phía với SI so với pháp tuyến IN.

+ Góc tới bằng góc phản xạ.

Câu 9: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào ?

A. Mặt gương.

B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương.

C. Mặt phẳng vuông góc với tia tới.

D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Đáp án đúng là: D

Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.

Câu 10: Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 300. Góc tạo bởi pháp tuyến và mặt gương là bao nhiêu?

A. 900.

B. 300.

C. 600.

D. 1500.

Đáp án đúng là: A

Pháp tuyến của gương là đường thẳng vuông góc với mặt gương tại điểm tới. Nên góc tạo bởi pháp tuyến và mặt gương là 900 .

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhắn bóng (gương, tấm kim loại sáng bóng, mặt nước phẳng lặng,…).

Trường hợp mặt phản xạ là một mặt phẳng, nhẵn bóng thì ta gọi đó là gương phẳng. Hình ảnh của vật qua gương phẳng được gọi là ảnh tạo bởi gương phẳng.

- Để nghiên cứu hiện tượng phản xạ, người ta sử dụng các quy ước như trong hình:

+ Gương phẳng (G): biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương.

+ Tia sáng tới SI: tia sáng chiếu tới mặt gương.

+ Tia sáng phản xạ IR: tia sáng phản xạ từ mặt gương.

+ Điểm tới I: giao điểm tia sáng tới và gương.

+ Pháp tuyến IN: đường thẳng vuông góc với mặt gương tại điểm tới I.

+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

+ Góc tới (SIN^=i): góc giữa tia sáng tới và tia pháp tuyến tại điểm tới.

+ Góc phản xạ (NIR^=i'): góc giữa tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

2. Định luật phản xạ ánh sáng

Từ thí nghiệm kiểm chứng, ta phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới i’ = i.

3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán

 

Phản xạ

Phản xạ khuếch tán

Giống nhau

Đều tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

Khác nhau

- Xảy ra trên bề mặt phẳng, nhẵn bóng.

- Có thể nhìn thấy ảnh rõ nét của vật.

- Xảy ra trên bề mặt gồ ghề.

- Không nhìn thấy ảnh rõ nét của vật.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Từ trường

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá