Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Ánh sáng, tia sáng. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
Câu 1: Vùng nửa tối (vùng tối không hoàn toàn) chỉ xuất hiện phía sau vật cản khi nguồn sáng sử dụng là
A. nguồn sáng hẹp.
B. nguồn sáng lớn.
C. nguồn sáng phân kì.
D. nguồn sáng song song.
Đáp án đúng là: B
Vùng tối không hoàn toàn chỉ xuất hiện phía sau vật cản khi nguồn sáng là nguồn sáng lớn.
Câu 2: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Đáp án đúng là: B
Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất, từ Trái Đất ta sẽ quan sát thấy hiện tượng nguyệt thực.
Câu 3: Mặt Trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất có nguyệt thực?
A. Vị trí 1.
B. Vị trí 2.
C. Vị trí 3.
D. Vị trí 4.
Đáp án đúng là: A
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng nên không phản xạ lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, không quan sát được Mặt Trăng. Tại vị trí số 1 của Mặt Trăng, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất nên tại vị trí này xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Câu 4: Chùm sáng nào dưới đây được coi là mô hình tia sáng?
A. Chùm sáng phát ra từ một bút lase.
B. Chùm sáng phát ra từ một đèn pin.
C. Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời.
D. Chùm sáng phát ra từ một ngọn nến.
Đáp án đúng là: A
Chùm sáng phát ra từ một bút lase rất nhỏ và hẹp nên chùm sáng này được coi như mô hình của tia sáng.
Câu 5: Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng chùm tia sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn đang sáng?
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: A
Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin phát ra nên đường truyền ánh sáng từ bóng đèn pin đi ra và là chùm sáng phân kì.
Câu 6: Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng
A. một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
B. một đường gấp khúc có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
C. một đường cong có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
D. một đường tròn có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
Đáp án đúng là: A
Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.
Câu 7: Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang bật sáng) phát ra có tính chất nào dưới đây?
A. Song song.
B. Phân kì.
C. Hội tụ.
D. Đầu tiên hội tụ, sau đó phân kì.
Đáp án đúng là: B
Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin phát ra có đặc điểm loe rộng ra trên đường truyền và đây là chùm sáng phân kì.
Câu 8: Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là
A. chùm sáng song song.
B. chùm sáng hội tụ.
C. chùm sáng phân kì.
D. ban đầu hội tụ sau đó song song.
Đáp án đúng là: A
Do Trái Đất ở rất xa Mặt Trời và Mặt Trời có kích thước rất lớn nên chùm sáng phát ra từ Mặt Trời được xem là chùm sáng song song.
Câu 9: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau.
C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
Đáp án đúng là: C
Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng có thể xuất phát từ nhiều điểm sáng khác nhau.
Câu 10: Vùng tối là vùng
A. không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
B. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới.
C. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn truyền tới.
D. cản trở ánh sáng truyền tới vật.
Đáp án đúng là: A
Vùng tối là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
1. Năng lượng ánh sáng
- Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Ta có thể thu năng lượng ánh sáng bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Sử dụng một số tấm gương để tập trung ánh sáng mặt trời vào một khu vực nhỏ. Ánh sáng tập trung được sử dụng để làm nóng chất lỏng (nước, dầu hoặc muối nóng chảy) đến nhiệt độ rất cao. Nhiệt này sau đó có thể được sử dụng để sưởi ấm, lưu trữ cho sau này, hoặc được chuyển hóa thành điện bằng cách làm bay hơi nước và tạo ra hơi nước, thứ được sử dụng để làm quay tuabin.
2. Chùm sáng và tia sáng
- Chùm sáng hẹp song song đi sát mặt tờ giấy tạo ra một vết sáng trên tờ giấy được coi là tia sáng.
- Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
- Trong thực tế, chúng ta không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng. Có 3 loại chùm sáng:
3. Vùng tối và vùng nửa tối
- Vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp, là vùng không gian phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng chiếu tới.
- Vùng tối tạo bởi nguồn sáng rộng bao gồm vùng tối và vùng nửa tối. Vùng nửa tối là vùng không gian phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 14: Phản xạ âm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Từ trường