20 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Tốc độ chuyển động

4.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Tốc độ chuyển động. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

Câu 1: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp:

Đổi: 10 m/s = …. km/h

A. 10 km/h.

B. 36 km/h.

C. 45 km/h.

D. 20 km/h.

Đáp án đúng là: B

Vì 1 m/s = 3,6 km/h

 10 m/s = 10. 3,6 = 36 km/h

Câu 2: Tại SEA Game 27 tổ chức tại Myanmar năm 2013, Vũ Thị Hương (nữ hoàng tốc độ của Việt Nam) đã giành huy chương vàng ở cự li 200 m trong 23,55 s. Tốc độ mà Vũ Thị Hương đã đạt được trong cuộc thi là

A. 8,5 m/s.

B. 3,2 m/s.

C. 7,1 m/s.

D. 6,7 m/s.

Đáp án đúng là: A

Tốc độ của Vũ Thị Hương là:

v=st=20023,558,5m/s

Câu 3: Một người đi xe đạp với tốc độ 16 km/h từ nhà đến nơi làm việc. Thời gian chuyển động của người này khi đi hết quãng đường là 0,5 h. Quãng đường từ nhà đến trường dài

A. 64 km.

B. 0,01625 km.

C. 8 km.

D. 5 km.

Đáp án đúng là: C

Quãng đường từ nhà đến trường là:

S = v. t = 16 . 0,5 = 8 (m)

Câu 4: Bạn A đi bộ từ nhà lúc 8 h đến siêu thị cách nhà 2,4 km với tốc độ 4,8 km/h. Bạn A đến siêu thị lúc

A. 0,5 h.

B. 9 h.

C. 8 h 30 min.

D. 9,5 h.

Đáp án đúng là: C

Thời gian bạn A đi từ nhà đến siêu thị là:

t=st=2,44,8=0,5(h)=30(min)

Bạn A đến siêu thị lúc: 8 giờ 30 phút.

Câu 5: Một vận động viên chạy đường dài trên quãng đường 1 km, thời gian cả đi lẫn về hết 400 s. Tốc độ của vận động viên là

A. 2,5 m/s.

B. 4,8 m/s.

C. 0,05 m/s.

D. 0,025 m/s.

Đáp án đúng là: B

Quãng đường vận động viên đã chạy là:

s=2.1=2km=2000m

Tốc độ của vận động viên là:

v=st=20007.604,8(m/s)

Câu 6: Tốc độ là đại lượng cho biết

A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

B. quỹ đạo chuyển động của vật.

C. hướng chuyển động của vật.

D. nguyên nhân vật chuyển động.

Đáp án đúng là: A

Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

Câu 7: Tốc độ của vật là

A. quãng đường vật đi được trong 1 s.

B. thời gian vật đi hết quãng đường 1 m.

C. quãng đường vật đi được.

D. thời gian vật đi hết quãng đường.

Đáp án đúng là: A

Tốc độ của vật là quãng đường vật đi được trong 1 s.

Câu 8: Một vật chuyển động hết quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính tốc độ của vật là

A. v=st.

B. v=ts.

C. v=s.t.

D. v=s+t.

Đáp án đúng là: A

Công thức tính tốc độ là v=st.

Câu 9: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ?

A. km.h.

B. m.s.

C. km/h.

D. s/m.

Đáp án đúng là: C

Đơn vị của tốc độ là km/h.

Câu 10: Trong một cuộc thi chạy, kết quả của các bạn học sinh được ghi lại như sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 8 (có đáp án): Tốc độ chuyển động (ảnh 1)

Người chạy nhanh nhất là

A. bạn A.

B. bạn B.

C. bạn C.

D. bạn D.

Đáp án đúng là: B

Với cùng một quãng đường chạy, ai chạy với thời gian ngắn hơn thì chạy nhanh hơn. Vậy bạn B là người chạy nhanh nhất do thời gian chạy ít nhất.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

I. Khái niệm tốc độ

Thương số  đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là tốc độ chuyển động, gọi tắt là tốc độ.

II. Đơn vị đo tốc độ

- Đổi đơn vị: ; 1 m/s = 3,6 km/h

III. Bài tập vận dụng công thức tính tốc độ

Bài tập ví dụ: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Tóm tắt:

s = 24,3 km

tđi = t1 = 7 h 20 min.

tđến = t= 8 h 05 min.

v = ?

Giải

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8 h 05 min – 7 h 20 min = 7 h 65 min - 7 h 20 min = 45 min = 2700 s.

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó: v= 32,4km/h

Sơ đồ tư duy bài học

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đo tốc độ

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 12: Mô tả sóng âm

Đánh giá

0

0 đánh giá