20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật

5.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật

Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả làm sữa chua đã thành công?

A. Sữa chua đông tụ, có màu trắng sữa, có vị chua nhẹ.

B. Sữa chua tách nước, có màu trắng sữa, có vị chua nhẹ.

C. Sữa chua đông tụ, có màu vàng ngà, có vị chua nhẹ.

D. Sữa chua sủi bọt, có màu vàng ngà, có vị chua nhẹ.

Đáp án đúng là: A

Thành phẩm sữa chua có trạng thái đông tụ, có màu trắng sữa, có vị chua nhẹ.

Câu 2: Trong quy trình làm sữa chua, việc bổ sung một hộp sữa chua vào hỗn hợp nước và sữa có tác dụng

A. giảm nhiệt độ của môi trường dinh dưỡng.

B. cung cấp giống vi khuẩn lactic ban đầu.

C. tạo độ đặc sánh cho môi trường dinh dưỡng.

D. cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho môi trường dinh dưỡng.

Đáp án đúng là: B

Trong quy trình làm sữa chua, việc bổ sung một hộp sữa chua vào hỗn hợp nước và sữa có tác dụng cung cấp giống vi khuẩn lactic ban đầu.

Câu 3: Cần phải bảo quản sữa chua thành phẩm trong tủ lạnh nhằm

A. hạn chế tốc độ lên men quá mức, kéo dài thời gian bảo quản.

B. tăng tốc độ lên men, kéo dài thời gian bảo quản.

C. tăng giá trị dinh dưỡng và độ ngon của sữa chua.

D. tăng độ đông tụ và độ ngọt thanh của sữa chua.

Đáp án đúng là: A

Nhiệt độ lạnh trong tủ lạnh giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lactic, nhờ đó làm giảm tốc độ lên men giúp sữa sẽ lâu chua và ít có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập hơn.

Câu 4: Khi muối dưa chua, người ta thường cho thêm một ít nước dưa của lần muối trước vào cùng. Việc làm này có mục đích gì?

A. Để dưa nhanh chua hơn.

B. Để dưa không bị mùi hôi, thối.

C. Để dưa giòn hơn.

D. Để dưa chậm chua hơn.

Đáp án đúng là: A

Khi muối dưa chua, người ta thường cho thêm một ít nước dưa của lần muối trước vào cùng. Việc làm này giúp cung cấp một số lượng nhất định vi khuẩn lactic, giúp thúc đẩy quá trình lên men diễn ra nhanh chóng hơn. Kết quả dẫn đến dưa nhanh chua hơn.

Câu 5: Khi muối dưa chua, việc cho nguyên liệu đã xử lí vào dung dịch nước muối 5 – 6 % nhằm mục đích gì?

A. Để tạo vị mặn cho dưa.

B. Để dưa nhanh chua hơn.

C. Để ức chế các vi sinh vật gây thối.

D. Để kích thích quá trình lên men.

Đáp án đúng là: C

Dung dịch nước muối 5 – 6 % là dung dịch ưu trương đối với vi sinh vật gây thối, khiến cho các vi sinh vật gây thối bị mất nước và không thể phân chia → Khi muối dưa chua, việc cho nguyên liệu đã xử lí vào dung dịch nước muối 5 – 6 % nhằm mục đích để ức chế các vi sinh vật gây thối.

Câu 6: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghệ vi sinh vật?

A. Sữa chua.

B. Vaccine.

C. Chất kháng sinh.

D. Lúa mì.

Đáp án đúng là: D

Lúa mì là sản phẩm của ngành nông nghiệp.

Câu 7: Chủng vi sinh vật được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

A. Saccharomyces cerevisiae.

B. Streptomyces griseus.

C. Bacillus thuringiensis.

D. Rhizobium.

Đáp án đúng là: C

Chủng vi sinh vật được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học làBacillus thuringiensis (Bt). Bt gây tê liệt hoạt động ruột làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng, mất sự thèm ăn, bỏ ăn, và tê liệt hoàn toàn dẫn đến côn trùng gây hại bị chết.

Câu 8: Con người đã sử dụng vi sinh vật nào sau đây để tạo ra phần lớn thuốc kháng sinh?

A. Nấm men.

B. Tảo đơn bào.

C. Xạ khuẩn.

D. Vi khuẩn lactic.

Đáp án đúng là: C

Chất kháng sinh chủ yếu được tạo ra do xạ khuẩn (chi Streptomyces), vi khuẩn (chi Bacillus) và nấm (chi Penicillium).

Câu 9: Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?

A. Tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.

B. Lên men tạo vị chua cho tương.

C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.

D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình làm tương, mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.

Câu 10: Nước được sử dụng trong quá trình làm sữa chua là

A. nước vừa đun sôi khoảng 100 oC.

B. nước lọc ở nhiệt độ phòng khoảng 50 oC.

C. nước lạnh ở nhiệt độ khoảng 10 – 15 oC.

D. nước đun sôi để nguội đến khoảng 50 oC.

Đáp án đúng là: D

Nước được sử dụng trong quá trình làm sữa chua là nước đun sôi để nguội đến khoảng 50 oC. Nước trong điều kiện này vừa đảm bảo độ tiệt trùng do đã được đun sôi trước đó vừa có nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn lên men lactic sau khi cho vào phát triển.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 24: Khái quát về virus

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 26: Thực hành điều tra một số bệnh do virus và tuyên truyền phòng chống bệnh

Đánh giá

0

0 đánh giá