Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
Câu 1: Các chủng virus cúm khác nhau về
A. chấtcấu tạolõi nucleic acid.
B. chấtcấu tạo lớp vỏ ngoài.
C. loại enzyme phiên mã ngược.
D. loại tổ hợp gai glycoprotein.
Đáp án đúng là: D
Người ta chia virus cúm thành 16 phân nhóm khác biệt nhau bởi gai H (H1,… H16) và thành 9 nhóm khác nhau bởi gai N (N1,… N9), sự tổ hợp của các gai H và N tạo ra nhiều chủng virus cúm khác nhau.
Câu 2: Sự lây nhiễm của virus cúm khác virus HIV ở điểm
A. RNA của virus cúm được sử dụng trực tiếp để tạo ra RNA và protein của virus mới.
B. vỏ ngoài của virus được dung hợp với màng tế bào để đưa hạt virus vào trong tế bào chất.
C. các hạt virus mới được lắp ráp và giải phóng ra bên ngoài tế bào bằng con đường xuất bào.
D. sự hấp phụ được thực hiện nhờ các gai glycoprotein trên vỏ ngoài tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.
Đáp án đúng là: A
Không giống với HIV, RNA của các virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và được dùng làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu di truyền của các hạt virus mới.
Câu 3: Virus thực vật không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào là do
A. tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.
B. tế bào thực vật có màng tế bào cứng chắc.
C. virus thực vật không có lớp vỏ ngoài glycoprotein.
D. virus thực vật không có lớp vỏ capsid.
Đáp án đúng là: A
Virus thực vật không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào là do tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.
Câu 4: Biện pháp chủ động phòng tránh virus hiệu quả nhất ở người là
A. tiêm vaccine.
B. vệ sinh môi trường sạch sẽ.
C. giữ gìn vệ sinh cơ thể.
D. ăn uống đủ chất.
Đáp án đúng là: A
Tiêm vaccine giúp tạo kháng thể cho cơ thể chống lại sự tấn công của virus một cách chủ động và hiệu quả.
Câu 5: Virus không được sử dụng trong ứng dụng nào dưới đây?
A. Chế tạo vaccine.
B. Sản xuất thuốc trừ sâu.
C. Làm vector trong công nghệ di truyền.
D. Sản xuất enzyme tự nhiên.
Đáp án đúng là: D
Enzyme tự nhiên được được sản xuất từ 3 nguồn là tế bào, mô và cơ thể động vật; tế bào, mô và cơ thể thực vật; vi sinh vật.
Câu 6: Virus không gây bệnh theo cơ chế nào sau đây?
A. Cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào cơ thể và các mô.
B. Cơ chế sản sinh các độc tố trong tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
C. Cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan gây đột biến gene dẫn đến ung thư.
D. Cơ chế sản sinh các độc tố bên ngoài tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
Đáp án đúng là: D
Virus kí sinh nội bào bắt buộc → Virus không gây bệnh theo cơ chế sản sinh các độc tố bên ngoài tế bào chủ làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
Câu 7: Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là
A. sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể.
B. suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
C. sốt cao, tiêu chảy, đau họng.
D. tiêu chảy, đau nhức các bộ phận cơ thể.
Đáp án đúng là: A
Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể. Sốt cao, đau nhức cơ thể không phải do các tế bào bị phá hủy bởi virus mà do đáp ứng của hệ thống miễn dịch của người chống lại virus.
Câu 8: Virus có vật chất di truyền là RNA dễ phát sinh các chủng đột biến hơn virus có vật chất di truyền là DNA vì
A. các virus RNA có khả năng tái tổ hợp với các virus RNA khác tạo ra loại virus mới.
B. các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót.
C. các virus RNA có vỏ protein linh hoạt, dễ bị biến tính trong môi trường nội bào của tế bào chủ.
D. các lõi nucleic acid của virus RNA thường có khả năng chủ động tạo ra những đột biến theo hướng tăng cường khả năng xâm nhập của virus.
Đáp án đúng là: B
Các enzyme nhân bản RNA thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.
Câu 9: Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người là
A. HIV.
B. SARS-CoV-2.
C. Paramyxo virus.
D. Aphtho type A.
Đáp án đúng là: A
Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người là HIV.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về HIV/AIDS?
A. HIV tấn công và phá hủy các tế bào hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể.
B. HIV có khả năng tạo ra rất nhiều biến thể mới trong một thời gian ngắn khiến việc phòng và điều trị AIDS gặp nhiều khó khăn.
C. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường hô hấp, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
D. Trong những giai đoạn đầu, người nhiễm HIV thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.
Đáp án đúng là: C
C. Sai. HIV lây truyền từ người sang người theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con.
Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
I. Cơ chế gây bệnh chung của virus:
Một số cách gây bệnh của virus:
Virus nhân lên kiểu sinh tan làm phá hủy các tế bào và các mô. Vì vậy tình trạng nặng của bệnh phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy và khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể.
Virus xâm nhập vào tế bào có thể sinh ra độc tố biểu hiện triệu chứng bệnh.
Virus tồn tại trong tế bào trong chu trình tiềm tan gây đột biến gen tế bào chủ dẫn tới ung thư.
Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể - đó là đáp ứng của hệ thống miễn dịch chống lại virus.
Các virus gây bệnh nguy hiểm ở chỗ chúng dễ phát sinh chủng mới và nhanh chóng lan rộng thành đại dịch toàn cầu. Có khoảng 70% virus có vật chất di truyền là RNA. Sự sao chép trong tế bào chủ để lại rất nhiều đột biến, làm phát sinh chủng virus mới.
II. Một số bệnh do virus:
1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người:
Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người có tên viết tắt là HIV (Human Immunodeficiency Virus).
a) Cấu tạo của virus:
HIV có vật chất di truyền là 2 phân tử RNA, có thêm các loại enzyme.
Bên ngoài capsid có lớp vỏ ngoài từ phospholipid kép, trên bề mặt có các gai glycoprotein (để liên kết đặc hiệu với thụ thể của bạch cầu).
b) Quá trình nhân lên của HIV:
Trong quá trình nhân lên, HIV thường tạo ra nhiều biến thể mới - đây là một trong các nguyên nhân khiến việc điều trị hội chứng AIDS gặp khó khăn.
c) Phương thức lây truyền và cách phòng tránh hội chứng AIDS:
HIV lây truyền từ người sang người theo ba con đường:
2. Bệnh cúm ở người và động vật:
a) Cấu tạo virus cúm:
Virus cúm lây nhiễm qua các tế bào niêm mạc đường hô hấp của người và nhiều động vật: gà, ngan, vịt, chim và lợn.
Có 3 loại virus cúm A, B, C trong đó virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây ra dịch cúm ở người.
Virus cúm gồm 7 - 8 đoạn RNA ngắn, bên ngoài capsid cũng có vỏ ngoài từ lớp kép phospholipid và các gai glycoprotein.
Các gai glycoprotein chia thành 2 nhóm chính: nhóm H (nhận biết và liên kết với thụ thể trên màng tế bào chủ) và nhóm N (enzyme phá hủy tế bào chủ).
Vì vậy mà người ta chia virus cúm thành 16 phân nhóm khác nhau bởi gai H, và 9 nhóm khác nhau bởi gai N.
b) Chu trình lây nhiễm:
Virus cúm chỉ nhân lên trong tế bào chủ theo chu kì sinh tan.
Virus cúm tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng gai H => vỏ ngoài của virus dung nạp với màng tế bào chủ => hạt virus đi vào tế bào chất => RNA được giải phóng => sinh tổng hợp các thành phần => virus được lắp ráp và giải phóng ra ngoài bằng xuất bào.
c) Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh cúm:
Đường lây truyền: giọt dịch khi hắt hơi, dịch tiết … nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
3. Bệnh ở thực vật do virus:
Các loại cây trồng và thực vật hoang dã nhiễm virus thường biểu hiện lá bị xoăn, có những vết nâu, trắng hoặc vàng trên lá và quả, cây sinh trưởng chậm … tuy nhiên ít khi bị chết.
Virus thực vật thường chỉ có vỏ capsid mà không có lớp vỏ ngoài và gai glycoprotein như virus động vật. Phát tán theo 2 cách:
Truyền bệnh theo hàng ngang: từ cây này sang cây khác => khử trùng dụng cụ làm vườn.
Truyền bệnh hành dọc: từ cây mẹ sang cây con => phòng tránh bằng cách tiêu hủy cây nhiễm bệnh.
III. Một số thành tựu ứng dụng virus:
1. Chế tạo vaccine:
Một trong oso cách tạo ra vaccine là biến đổi chủng virus gây bệnh sau đó tiêm vào người hoặc vật nuôi để tạo cơ thể tạo kháng thể chống lại virus đó.
2. Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus:
Người ta cho nhiễm virus vào các loài côn trùng và nuôi chúng tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng gây hại thực vật.
3. Sử dụng làm vector trong công nghệ di truyền:
Một số loại virus được sử dụng làm vector (thể truyền) để truyền gene từ loài này sang loài khác. Sau đó cho nhiễm vector mang gen có lợi vào tế bào.
Sơ đồ tư duy một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus:
Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 24: Khái quát về virus
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 26: Thực hành điều tra một số bệnh do virus và tuyên truyền phòng chống bệnh