Với giải Luyện tập 3 trang 111 Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt
Luyện tập 3 trang 111 Công nghệ 10: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ sấy lạnh, xử lí bằng áp suất cao và chiên chân không.
Trả lời:
|
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Công nghệ sấy lạnh |
- Sản phẩm vẫn giữ nguyên được màu sắc và mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể. - Giữ nguyên được hình dáng của sản phẩm. - Sản phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài. |
- Chi phí đầu tư lớn. - Phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ phù hợp với số ít sản phẩm trồng trọt. |
Công nghệ xử lý bằng áp suất cao |
- Bảo vệ sản phẩm trồng trọt tốt hơn. - Giữ được các loại vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm. Giữ được độ tươi của sản phẩm, đặc biệt là hương vị. - Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và làm keo hóa tinh bột, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. - Kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trồng trọt. - Tiêu thụ ít năng lượng. - Tác động của áp suất đồng đều đến toàn bộ sản phẩm. |
- Chi phí rất cao và sản phẩm sau xử lí vẫn cần phải giữ lạnh. - Hiệu quả không cao đối với sản phẩm rau. |
Công nghệ chiên chân không |
- Tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu. - Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm trồng trọt do sử dụng nhiệt độ thấp, làm tăng độ chắc và giòn, tạo màu đẹp và có mùi thơm đặc trưng. - Tăng khả năng bảo quản sản phẩm trồng trọt sau khi chiên. |
- Chi phí đầu tư lớn so với các hình thức chế biến khác. - Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn. |
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 111 Công nghệ 10: Phân tích vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt...
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 20: Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt
Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt