Với giải Kết nối năng lực trang 99 Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Công nghệ 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt
Trả lời:
Ví dụ: Tìm hiểu máy cấy lúa
Máy cấy lúa AMS-PT-6300B
Cách hoạt động
Máy cấy lúa chủ yếu bao gồm ba bộ phận: động cơ, bánh răng truyền lực và thiết bị máy cấy. Thiết bị máy cấy được xem là quan trọng nhất, bao gồm khay mạ và nĩa lấy mạ. Khi đưa máy cấy lúa vào ruộng, cây giống đã được cho lên trên khay mạ. Sau đó, khay mạ chuyển cây giống, nĩa lấy cây giống từ khay và đặt xuống đất.
Tính năng độc đáo
1. Được trang bị bảng bảo vệ cây giống, có thế đảm bảo cây giống được trồng thẳng hàng, trật tự.
2. Khay đựng cây giống bằng thép không gỉ, tạo độ bền cao.
- Ghế ngồi và bảng điều khiển có thể điều chỉnh giúp vận hành máy thoái mái và dễ dàng hơn.
- Cấu hình động cơ thế hệ mới giúp máy hoạt động hiệu quả và ít tiếng ồn.
3. Máy được lập trình điều chỉnh hàng đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Hệ thống di chuyển bằng thủy lực giúp người sử dụng dễ dàng, linh hoạt di chuyển lên xuống, sang trái, sang phải.
- Cánh tay cấy được thiết kế có độ ồn thấp có thế giúp người lái xe kịp thời phán đoán tình trạng cấy.
Ý nghĩa của máy cấy: giúp cắt giảm rất nhiều chi phí nhân công và thời gian gieo trồng cũng như tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây lúa so với việc cấy lúa bằng tay và gieo sạ. Máy cấy đem đến một cuộc cách mạng trong canh tác lúa và đảm bảo năng suất lúa ổn định hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt
Bài 20: Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt