Sách bài tập HĐTN 7 Chủ đề 5 (Cánh diều): Vẻ đẹp đất nước

2 K

Với giải sách bài tập HĐTN 7 Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT HĐTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT HĐTN lớp 7 Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước

Ấn tượng về cảnh quan thiên nhiên

Hoạt động 1 trang 42 sách bài tập HĐTN 7: Thiết kế sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên

- Thảo luận để lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên của địa phương hoặc đất nước.

- Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm:

 

Bài viết ngắn

 

Đặt lời mời cho bài hát.

 

Mô hình cảnh quan thu nhỏ

 

Sáng tác thơ, hò, vè,…

 

Kể chuyện về cảnh quan bằng tranh chiếu bóng

 

Hình thức khác: ……………

- Thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã chọn

Ví dụ:

Nhóm 1:

Lựa chọn hình thức cùng xây dựng mô hình Vịnh Hạ Long thu nhỏ bằng bìa các-tông, giấy màu,…

Nhóm 2:

Lựa chọn hình thức đặt lời mới cho bài hát về núi rừng Tây Bắc và biểu diễn theo nhóm.

- Viết bài thuyết minh cho sản phẩm, trong đó chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được nói đến.

Gợi ý nội dung bài thuyết minh:

Tên bài thuyết minh: …………………..

Mở đầu: Giới thiệu khái quát về địa điểm, lịch sử ra đời của cảnh quan.

Nội dung chính: những điểm thu hút, đặc biệt nhất của cảnh quan; những thông tin ít người biết về cảnh quan; cảm xúc của em về cảnh quan; cảm nhận của những du khách khi đến thăm;…

Kết bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh quan và mong muốn của em việc giữ gìn cảnh quan cho mai sau.

- Tập dượt trình bày bài thuyết minh để chuẩn bị cho triển lãm sản phẩm đã thiết kế.

Trả lời:

- Thảo luận để lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên của địa phương hoặc đất nước.

- Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm:

 

Bài viết ngắn

 

Đặt lời mời cho bài hát.

O

Mô hình cảnh quan thu nhỏ

 

Sáng tác thơ, hò, vè,…

 

Kể chuyện về cảnh quan bằng tranh chiếu bóng

 

Hình thức khác: ……………

- Thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã chọn

Ví dụ:

Nhóm 1:

Lựa chọn hình thức cùng xây dựng mô hình Vịnh Hạ Long thu nhỏ bằng bìa các-tông, giấy màu,…

Nhóm 2:

Lựa chọn hình thức đặt lời mới cho bài hát về núi rừng Tây Bắc và biểu diễn theo nhóm.

- Viết bài thuyết minh cho sản phẩm, trong đó chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được nói đến.

Gợi ý nội dung bài thuyết minh:

Tên bài thuyết minh: Vịnh Hạ Long

Mở đầu: Giới thiệu khái quát về địa điểm, lịch sử ra đời của cảnh quan.

Hiện nay, Việt Nam được biết đến không chỉ là một nước đầy tiềm năng về kinh tế phát triển mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ lay động lòng người. Được UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới, vẻ đẹp của vịnh Hạ Long đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Nội dung chính: những điểm thu hút, đặc biệt nhất của cảnh quan; những thông tin ít người biết về cảnh quan; cảm xúc của em về cảnh quan; cảm nhận của những du khách khi đến thăm;…

Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, là một địa điểm thiên nhiên tuyệt đẹp với diện tích khoảng hơn 1500 km2 và hơn 1600 các đảo lớn nhỏ. Đây là một di sản vô cùng độc đáo bởi nó đánh dấu những mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Việt Nam. Đến vơi Hạ Long, bạn sẽ không thể bỏ lỡ đảo Bồ Hòn căn nhà của các loài động thực vật, đỉnh núi Yên Tử, hang Sửng Sốt và hòn Trống Mái. Ngoài ra, Hạ Long có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới phù hợp cho khách du lịch đến thăm bất cứ lúc nào. Đến với Hạ Long, bên cạnh việc hòa mình vào thiên nhiên đầy thơ mộng, du khách còn có cơ hội thưởng thức những đồ biển ngon với giá cả hợp lí và sự phục vụ tốt nhất cũng như có thể thư giãn với các trò chơi dưới nước như bơi lội, lặn, lướt ván... Người dân nơi đây cũng rất thân thiện và hiếu khách.

Kết bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh quan và mong muốn của em việc giữ gìn cảnh quan cho mai sau.

Một Hạ Long huyền bí, mơ mộng và thanh lịch như vậy đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. Mỗi người cần phải có ý thức, trách nhiệm bảo tồn và giữ gìn di sản văn hoá quý giá này.

- Tập dượt trình bày bài thuyết minh để chuẩn bị cho triển lãm sản phẩm đã thiết kế.

Hoạt động 2 trang 43 sách bài tập HĐTN 7: Giới thiệu sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên

- Tổ chức buổi triển lãm các sản phẩm đã thiết kế.

Gợi ý những việc cần thực hiện để tổ chức triển lãm:

+ Lập ban tổ chức triển lãm (gồm đại diện các nhóm):

+ Chọn tên/ chủ đề của triển lãm:

+ Chọn không không gian thực hiện triển lãm (trong lớp, ngoài trời, phòng truyền thống nhà trường, không gian khác,…):

+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban tổ chức (dẫn chương trình; tổ chức trò chơi khởi động/ vui chơi có thưởng theo chủ đề của triển lãm; khai mạc, bế mạc triển lãm,…):

+ Hỗ trợ các nhóm trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình.

- Chia sẻ hiểu biết, cảm xúc của em về các cảnh quan được giới thiệu trong triển lãm.

Trả lời:

- Tổ chức buổi triển lãm sản phẩm đã thiết kế:

Gợi ý những việc cần thực hiện để tổ chức triển lãm:

+ Lập ban tổ chức triển lãm (gồm đại diện các nhóm): Ban tổ chức triển lãm gồm thầy, cô giáo chủ nhiệm, thầy, cô giáo bộ môn, nhóm trưởng, thư ký đại diện cho các nhóm và một học sinh dẫn chương trình.

+ Chọn tên/ chủ đề của triển lãm: Cảnh quan thiên nhiên Việt Nam

+ Chọn không không gian thực hiện triển lãm (trong lớp, ngoài trời, phòng truyền thống nhà trường, không gian khác,…): Không gian thực hiện triển lãm ở trong lớp.

+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban tổ chức (dẫn chương trình; tổ chức trò chơi khởi động/ vui chơi có thưởng theo chủ đề của triển lãm; khai mạc, bế mạc triển lãm,…):

* Bạn Lan là người dẫn chương trình buổi triển lãm sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên.

* Các thầy cô giáo là người phụ trách tổ chức trò chơi khởi động/vui chơi có thưởng theo chủ đề của triển lãm.

* Nhóm 1 sẽ là nhóm khai mạc buổi triển lãm sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên: Cảnh quan thiên nhiên của nhóm 1 nói về phố cổ Hội An.

* Sau nhóm 1 là phần trình bày sản phẩm của nhóm 2: Cảnh quan thiên nhiên của nhóm 2 nói về Vịnh Hạ Long.

* Cảnh quan thiên nhiên của nhóm 3 nói về hang động Phong Nha – Kẻ Bàng.

* Nhóm 4 sẽ là nhóm bế mạc buổi triển lãm sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên: Cảnh quan thiên nhiên của nhóm 4 nói về cố đô Huế.

+ Hỗ trợ các nhóm trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình.

- Chia sẻ hiểu biết, cảm xúc của em về các cảnh quan được giới thiệu trong triển lãm.

+ Cảnh quan thiên nhiên được thể hiện qua sản phẩm trong triển lãm: phố cổ Hội An.

+ Hiểu biết của em:

* Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, là địa điểm du lịch nổi tiếng và thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi năm.

* Tới Hội An, ta sẽ được đưa vào không gian văn hóa truyền thống của dân tộc với các làng nghề xưa như làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều.

* Nơi đây mang nét kiến trúc độc đáo cổ kính, tiêu biểu là Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công (Chùa Ông) và nhà thờ tộc Trần.

* Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ: phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá,...

+ Cảm xúc của em:

* Hào hứng, mong được một lần đặt chân đến phố cổ Hội An.

* Tự hào vì cảnh đẹp quê hương được bạn bè quốc tế biết đến rộng rãi.

Hoạt động 3 trang 44 sách bài tập HĐTN 7: Mỗi cảnh quan một câu chuyện

- Chia sẻ một câu chuyện có ý nghĩa mà em biết về cảnh quan thiên nhiên của quê hương.

Ví dụ: Bà ngoại H năm nay đã ngoài 70 tuổi, bà biết rất nhiều câu chuyện cổ tích xưa về các truyền thống, tập quán cũng như cảnh vật ở địa phương. Có lần, bà đã kể cho H nghe một truyền thuyết dân gian về sự tích hồ nước thiên nhiên lớn nhất trong vùng. H muốn chia sẻ lại câu chuyện này với các bạn.

- Viết câu chuyện mà em muốn chia sẻ với cá bạn vào đây nhé!

- Cảm nhận của em khi nghe câu chuyện mà các bạn chia sẻ:

Trả lời:

Truyền thuyết về vịnh Hạ Long

Ngày xưa, khi nước Việt ta mới được thành lập đã bị giặc ngoại xâm đánh chiếm. Thấy thế Ngọc Hoàng đã cử Rồng Mẹ cùng đàn Rồng Con của mình xuống hạ giới để giúp đỡ người Việt đánh giặc. Khi các thuyền giặc ồ ạt tiến từ biển vào bờ cũng là lúc đàn Rồng hạ phàm. Ngay lập tức, đàn Rồng phun lửa thiêu cháy thuyền giặc và một phần nhả Châu Ngọc đã tạo thành một vức tường đá vô cùng vững chắc sừng sững giữa đất trời khiến thuyền giặc đâm vào vỡ tan tành. Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm giúp người Việt, đàn Rồng mới có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh nơi đây. Thấy mặt đất thanh bình, cây cối xanh tươi và những con người thì cần cù, chịu khó nên Rồng Mẹ đã quyết định cùng Rồng Con ở lại nơi vừa mới diễn ra trận đấu để có thể bảo vệ con dân Đại Việt muôn đời. Và ngày nay, nơi Rồng Mẹ đáp xuống chính là Vịnh Hạ Long còn nơi đàn Rồng Con hạ giới là vịnh Bái Tử Long. Nơi đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay) với bãi cát mịn và dài hơn chục kilômét.

=> Cảm nhận của em về những câu chuyện được các bạn chia sẻ: hay, thú vị, có ý nghĩa.

Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh

Hoạt động 1 trang 46 sách bài tập HĐTN 7: Tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh

Giới thiệu về di tích, danh lam thắng cảnh của các vùng, miền đất nước mà em biết.

Tên của di tích, danh lam thắng cảnh: ………………………………………….

Nét đặc trưng: …………………………………………………………………..

Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm nơi này: ………………

Lưu ý: Em có thể lựa chọn giới thiệu bằng lời hoặc qua tranh vẽ, âm nhạc,…

Trả lời:

Giới thiệu về di tích, danh lam thắng cảnh của các vùng, miền đất nước mà em biết.

Tên của di tích, danh lam thắng cảnh: di tích lịch sử đền Ngọc Sơn

Nét đặc trưng:

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ vua Trần Hưng Đạo. Trải qua rất nhiều lần bị phá bỏ và qua rất nhiều người thì cuối cùng vào năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền. Ông cho xây them đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái có Đài Nghiêng và phía đông có Tháp Bút - tượng trưng cho nền văn vật. Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Mái đình có hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Sự kết hợp giữa bốn cột trong bằng gỗ và bốn cột ngoài bằng đá tạo nên sự tôn nghiêm và nét riêng cho di tích lịch sử này.

Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm nơi này:

Người dân thủ đô thường đến để đây dâng hương cầu nguyện. Những du khách khi có dịp ghé qua cũng đều vào thắp hương tưởng nhớ các thánh nhân và cầu an.

Lưu ý: Em có thể lựa chọn giới thiệu bằng lời hoặc qua tranh vẽ, âm nhạc,…

Hoạt động 2 trang 46 sách bài tập HĐTN 7: Hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh

Chúng ta nên và không nên làm gì khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh?

Những việc nên làm

…………………………….

…………………………….

Những việc không nên làm

…………………………….

…………………………….

Vì sao chúng ta nên/ không nên thực hiện những hành vi trên?

Trả lời:

Những việc nên làm

Những việc không nên làm

- Ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, kín đáo.

- Tự giác thực hiện nội quy chung của khu di tích.

- Đi nhẹ, nói khẽ, không tự ý sờ vào hiện vật.

- Tìm hiểu lịch sử, giá trị của các cảnh quan.

- Không thực hiện hành vi chống phá với di tích, danh lam thắng cảnh.

=> Chúng ta nên thực hiện những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện sự tôn trọng, có hiểu biết, ý thức giữ gìn những di tích, danh lam thắng cảnh.

- Viết, vẽ khắc tên mình lên tường.

- Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng trong khuôn viên khu di tích.

- Hái hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ.

- Tự ý sờ tay vào hiện vật khi không có sự cho phép của người quản lí.

- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để mê tín dị đoan và thực hiện hành vi trái pháp luật khác.

- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật.

=> Chúng ta không nên thực hiện những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện sự vô lễ, vi phạm pháp luật, thiếu ý thức đối với những di tích, danh lam thắng cảnh.

Hoạt động 3 trang 47 sách bài tập HĐTN 7: Cùng tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh

- Thảo luận trong nhóm về vai trò, trách nhiệm của các thành phần khác nhau trong cộng đồng để chuẩn bị cho việc tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề: “Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương”.

VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA PHIÊN HỌP

 

Vai trò,
trách nhiệm chính

Ghi chú cho
người đóng vai trò này

(1) Nhà trường

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp về bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm để học sinh chủ động khởi xướng sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

…………………

…………………

…………………

…………………

(2) Gia đình

…………………

…………………

…………………

…………………

(3)
Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…)

…………………

…………………

…………………

…………………

(4)
Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá – Thông tin của quận/huyện

…………………

…………………

…………………

…………………

(5)
Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng

…………………

…………………

…………………

…………………

(6)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương

…………………

…………………

…………………

…………………

(7)
Thành phần khác:
……………….

…………………

…………………

…………………

…………………

- Viết lời cam kết thực hiện các hành vi bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đã hoặc có dự định đến tham quan.

Để bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương, tôi xin cam kết:
……………………………………………

Trả lời:

- Thảo luận trong nhóm về vai trò, trách nhiệm của các thành phần khác nhau trong cộng đồng để chuẩn bị cho việc tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề: “Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương”.

VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA PHIÊN HỌP

 

Vai trò,
trách nhiệm chính

Ghi chú cho
người đóng vai trò này

(1) Nhà trường

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp về bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm để học sinh chủ động khởi xướng sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong việc tổ chức các hoạt động.

(2) Gia đình

Giáo dục con em hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Gia đình cần tạo điều kiện để các em hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người học sinh.

(3)
Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…)

Nhắc nhở, tuyên truyền học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…) cần hỗ trợ, động viên học sinh biết cách bảo vệ bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

(4)
Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá – Thông tin của quận/huyện

Giúp đỡ học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, nguồn gốc cũng như tầm quan trong của việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá – Thông tin của quận/huyện cần tổ chức những buổi tọa đàm giúp học sinh hiểu rõ về việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

(5)
Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng

Hướng dẫn học sinh tham gia các chương trình tình nguyện để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng cần có những hành động việc làm cụ thể để nêu gương giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

(6)
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương

Bảo vệ, giữ vệ sinh xung quanh các khu di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương cần chung tay giúp đỡ để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

(7)
Đội ngũ dân phòng
địa phương

Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di tịch lịch sử- văn hoá.

Đội ngũ dân phòng
địa phương cần có trách nhiệm, ý thức cao trong việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

- Viết lời cam kết thực hiện các hành vi bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đã hoặc có dự định đến tham quan.

Để bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương, tôi xin cam kết:
Tôn trọng nội quy, nâng cao ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Đánh giá cuối chủ đề

Hoạt động 1 trang 49 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp.

Rất
tích cực

 

Tích cực

 

Chưa
tích cực

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Rất
tích cực

 

Tích cực

 

Chưa
tích cực

 

 

x

 

 

Hoạt động 2 trang 49 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng.

Nội dung tự đánh giá

Kết quả thực hiện

Hoàn thành
tốt

3 sao

Hoàn thành

2 sao

Cần
cố gắng

1 sao

Em thiết kế được sản phẩm thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của bản thân sau chuyến tham quan cảnh quan thiên nhiên.

 

 

 

Em tham gia tổ chức được buổi triển lãm giới thiệu sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên đã thiết kế.

 

 

 

Em thể hiện được những hiểu biết và cảm xúc của mình về cảnh quan thiên nhiên thông qua sản phẩm đã thiết kế.

 

 

 

Em kể tên được một số di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương.

 

 

 

Em thực hiện được những hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

 

 

 

Trả lời:

Nội dung tự đánh giá

Kết quả thực hiện

Hoàn thành
tốt

3 sao

Hoàn thành

2 sao

Cần
cố gắng

1 sao

Em thiết kế được sản phẩm thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc của bản thân sau chuyến tham quan cảnh quan thiên nhiên.

x

 

 

Em tham gia tổ chức được buổi triển lãm giới thiệu sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên đã thiết kế.

 

x

 

Em thể hiện được những hiểu biết và cảm xúc của mình về cảnh quan thiên nhiên thông qua sản phẩm đã thiết kế.

 

x

 

Em kể tên được một số di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương.

 

x

 

Em thực hiện được những hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

 

 

x

Xem thêm các bài giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương

Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước

Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình

Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta

Chủ đề 8: Con đường tương lai

Đánh giá

0

0 đánh giá