Sách bài tập HĐTN 7 Chủ đề 8 (Cánh diều): Con đường tương lai

2.6 K

Với giải sách bài tập HĐTN 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT HĐTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT HĐTN lớp 7 Chủ đề 8: Con đường tương lai

Nghề ở địa phương

Hoạt động 1 trang 71 sách bài tập HĐTN 7: Xác định nghề ở địa phương

- Tổ chức trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương:

+ Một đội mô tả nghề bất kì địa phương bằng hành động (không dùng lời nói);

+ Đội kia đoán tên nghề;

+ Mỗi đội có tối đa hai lượt đoán cho một nghề, đoán sai sẽ mất cơ hội.

- Tập hợp tên nghề từ trò chơi thành danh sách các nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo ba nhóm như trong bảng:

Nhóm nghề sản xuất, chế biến

 

Nhóm nghề
kinh doanh

 

Nhóm nghề
dịch vụ

Trồng lúa

………………

………………

 

Bán hàng tạp hoá

………………

………………

 

Cho thuê nhà xướng

………………

………………

Trả lời:

Nhóm nghề sản xuất, chế biến

 

Nhóm nghề
kinh doanh

 

Nhóm nghề
dịch vụ

Trồng lúa

Chế biến gỗ

Chế biến thực phẩm

 

Bán hàng tạp hoá

Bán quần áo

Bán thực phẩm

 

Cho thuê nhà xướng

Salon tóc

Tiếp viên hàng không

Hoạt động 2 trang 71 sách bài tập HĐTN 7: Đặc điểm một số nghề ở địa phương

- Tìm hiểu đặc điểm một nghề cụ thể ở địa phương và thể hiện vào bản mô tả nghề dưới đây:

BẢN MÔ TẢ NGHỀ

Tên nghề: …………………………….

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ
lao động

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Em có nhận xét gì về các bản mô tả nghề mà các bạn đã lập được?

Trả lời:

BẢN MÔ TẢ NGHỀ

Tên nghề: Lính cứu hỏa

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ
lao động

Ghi chú

Chữa cháy nổ

Bất kể ngày đêm

Nơi xảy ra hoả hoạn, cháy nổ,…

 

Đồ bảo hộ, bình xịt chữa cháy,…

Giữ tinh thần tỉnh táo, bình tĩnh, khả năng ứng biến nhanh

- Nhận xét về các bản mô tả nghề mà các bạn đã lập được: rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhận biết.

Hoạt động 3 trang 72 sách bài tập HĐTN 7: Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương

- Chọn một nghề cụ thể ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm khi làm nghề đó và nêu cách giữ an toàn lao động (có thể chọn một nghề mà thành viên gia đình đang làm).

1. Nghề em chọn để tìm hiểu

……………………………………

2. Nguy hiểm có thể gặp

……………………………………

 

3. Cách giữ an toàn khi làm nghề này

……………………………………

- Theo em, có nghề nào là tuyệt đối an toàn không? Vì sao?

Trả lời:

- Chọn một nghề cụ thể ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm khi làm nghề đó và nêu cách giữ an toàn lao động (có thể chọn một nghề mà thành viên gia đình đang làm).

1. Nghề em chọn để tìm hiểu

Lính cứu hoả

2. Nguy hiểm có thể gặp

- Bị bỏng

- Khu vực cứu hoả phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng

3. Cách giữ an toàn khi làm nghề này

- Mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình dập tắt đám cháy.

- Rèn luyện cách ứng biến, xử lí nhanh các tình huống nguy hiểm.

- Theo em, không có nghề nào là tuyệt đối an toàn. Vì nghề nào cũng có những đặc thù riêng của nó và nghề nào cũng ẩn chứa những nguy hiểm mà người trong nghề phải đối mặt.

Hoạt động 4 trang 73 sách bài tập HĐTN 7: Hùng biện “Nếu em là lãnh đạo địa phương…”

- Tổ chức hoạt động hùng biện theo nhóm về chủ đề: Nếu là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?

Một số gợi ý:

Hoạt động 4 trang 73 SBT Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng cách:

* Lập quỹ thanh niên khởi nghiệp và vận động các cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ cho quỹ.

* Kêu gọi các nhà tài trợ quan tâm đến việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp trong nhà trường và cơ sở giáo dục.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

=> Chia sẻ cảm nhận của em khi nghe bài hùng biện của các nhóm.

Trả lời:

- Tổ chức hoạt động hùng biện theo nhóm về chủ đề: Nếu là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?

Một số gợi ý:

Hoạt động 4 trang 73 SBT Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều

* Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương.

* Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mĩ nghệ,...

* ...

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng cách:

* Lập quỹ thanh niên khởi nghiệp và vận động các cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ cho quỹ.

* Kêu gọi các nhà tài trợ quan tâm đến việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp trong nhà trường và cơ sở giáo dục.

* Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp.

=> Chia sẻ cảm nhận của em khi nghe bài hùng biện của các nhóm: em cảm thấy rất vui, phấn khích khi được nghe rất nhiều ý kiến từ bài hùng biện của các nhóm.

Em phù hợp với nghề nào?

Hoạt động 1 trang 75 sách bài tập HĐTN 7: Yêu cầu của nghề nghiệp

- Khám phá các yêu cầu của một số nghề nghiệp thông qua hoạt động “Hộp xúc xắc nghề nghiệp” (theo hướng dẫn trong sách giáo khoa).

- Em hãy phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm như trong bảng:

Các yêu cầu về phẩm chất

Kiên nhẫn, yêu trẻ em,…..

………………………………

 

Các yêu cầu về năng lực

Tính toán nhanh, quan sát tốt,…

………………………………

- Em có suy nghĩ gì về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với các nghề khác nhau?

Trả lời:

- Khám phá các yêu cầu của một số nghề nghiệp thông qua hoạt động “Hộp xúc xắc nghề nghiệp” (theo hướng dẫn trong sách giáo khoa).

- Em hãy phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm như trong bảng:

Các yêu cầu về phẩm chất

Kiên nhẫn, yêu trẻ em,…..

Cẩn thận

Tỉ mỉ

Cần cù

 

Các yêu cầu về năng lực

Tính toán nhanh, quan sát tốt,…

Có kĩ năng chăm sóc người khác

Hiểu biết, yêu quý trẻ em

Hiểu biết về máy móc

Giao tiếp tốt

- Suy nghĩ của em về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với các nghề khác nhau: Mỗi nghề cầu có đặc trưng riêng, vì vậy mà các nghề sẽ có yêu cầu về năng lực và phẩm chất khác nhau, đó là đặc thù riêng ucar mỗi ngành nghề.

Hoạt động 2 trang 75 sách bài tập HĐTN 7: Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương

Em hãy chọn một nghề ở địa phương và xác định các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, năng lực đối với nghề đó.

Tên nghề ở
địa phương

……………….

………………..

Yêu cầu về phẩm chất

* …………………..

* …………………..

* …………………..

Yêu cầu về năng lực

* …………………..

* …………………..

* …………………..

Trả lời:

Tên nghề ở
địa phương

Giáo viên

Yêu cầu về phẩm chất

* Kiên trì, nhẫn nại

* Cẩn thận

* Công bằng, vị tha

Yêu cầu về năng lực

* Kiến thức vững vàng

* Sử dụng thành thạo các phần mềm word, powerpoint,…

* Hiểu biết, yêu quý học sinh

Hoạt động 3 trang 75 sách bài tập HĐTN 7: Em và các nghề ở địa phương

- Tìm hiểu, đánh giá sự phù hợp của em với nghề ở địa phương (theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, trang 76).

NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG MÀ EM QUAN TÂM:

…………………………………………………………………

Yêu cầu về
phẩm chất
của nghề

Yêu cầu về
năng lực
của nghề

Phẩm chất,
năng lực hiện tại
của em

Các phẩm chất,
năng lực em cần rèn luyện thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự đánh giá về sự phù hợp của em với nghề này:

………………………………………………………………………………

Cho điểm mức độ phù hợp của em với nghề (tháng điểm 10): …………….

Trả lời:

NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG MÀ EM QUAN TÂM:

Nghề giáo viên toán

Yêu cầu về
phẩm chất
của nghề

Yêu cầu về
năng lực
của nghề

Phẩm chất,
năng lực hiện tại
của em

Các phẩm chất,
năng lực em cần rèn luyện thêm

Có kiến thức toán học

- Cẩn thận

- Học tốt môn toán

- Khả năng tư duy tốt

 

- Cẩn thận

Khả năng tư duy tốt

- Kiên nhẫn

- Kiên nhẫn

- Nhẫn nại

Tính toán nhanh, quan sát tốt,…

 

- Vị tha

- Công bằng

- Công bằng

- Vị tha

 

Tự đánh giá về sự phù hợp của em với nghề này: Khá phù hợp

Cho điểm mức độ phù hợp của em với nghề (tháng điểm 10): 7,5

Hoạt động 4 trang 76 sách bài tập HĐTN 7: Tập san về nghề ở địa phương

- Trong vai một phóng viên, hãy viết bài quảng bá, giới thiệu về một nghề ở địa phương.

Gợi ý đề cương bài viết:

TÊN BÀI VIẾT: …………………………………………………………

Sự ra đời của nghề: ……………………..………………………………..

Đặc điểm những người làm nghề: ………………………………………..

Sản phẩm của nghề: ………………………………………………………

Giá trị, đóng góp của nghề cho địa phương: ……………………………..

Cảm nhận của em về nghề: ………………………………………………

- Giới thiệu bài viết với các bạn.

- Tập hợp các bài viết tốt nhất thành một tập san về nghề ở địa phương.

- Chia sẻ suy nghĩ của em về các nghề ở địa phương sau khi đọc bài viết của các bạn.

Trả lời:

TÊN BÀI VIẾT: Làng gốm Bát Tràng – Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội

Sự ra đời của nghề:

Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.

Đặc điểm những người làm nghề:

Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.

Sản phẩm của nghề:

Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.

Giá trị, đóng góp của nghề cho địa phương:

Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Cảm nhận của em về nghề:

Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Đánh giá cuối chủ đề

Hoạt động 1 trang 77 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp.

Rất
tích cực

 

Tích cực

 

Chưa
tích cực

 

 

 

 

 

Trả lời:

Rất
tích cực

 

Tích cực

 

Chưa
tích cực

x

 

 

 

 

Hoạt động 2 trang 77 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách tính điểm theo các mức độ sau.

Nội dung tự đánh giá

Mức độ tự đánh giá

Hoàn
thành tốt
(5 điểm)

Hoàn thành
(3 điểm)

Cần
cố gắng
(2 điểm)

Em kể tên được một số nghề hiện có ở địa phương.

 

 

 

Em nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương.

 

 

 

Em nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương.

 

 

 

Em nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương.

 

 

 

Em liên hệ được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số ngành nghề ở địa phương.

 

 

 

Tổng số điểm của em

 

Trả lời:

Nội dung tự đánh giá

Mức độ tự đánh giá

Hoàn
thành tốt
(5 điểm)

Hoàn thành
(3 điểm)

Cần
cố gắng
(2 điểm)

Em kể tên được một số nghề hiện có ở địa phương.

x

 

 

Em nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương.

 

x

 

Em nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương.

 

 

x

Em nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương.

 

x

 

Em liên hệ được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số ngành nghề ở địa phương.

 

 

x

Tổng số điểm của em

15 điểm

Xem thêm các bài giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước

Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình

Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta

Chủ đề 8: Con đường tương lai

Chủ đề 9: Chào mùa hè

Đánh giá

0

0 đánh giá