Sách bài tập HĐTN 7 Chủ đề 6 (Cánh diều): Tập làm chủ gia đình

2.3 K

Với giải sách bài tập HĐTN 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT HĐTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT HĐTN lớp 7 Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình

Tham gia lao động trong gia đình

Hoạt động 1 trang 50 sách bài tập HĐTN 7: Quản lí đồ dùng cá nhân

- Chia sẻ về ba đồ dùng cá nhân cần thiết nhất đối với em.

Tên đồ dùng

Tác dụng/ ý nghĩa
của đồ dùng

Vị trí sắp xếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét cách sắp xếp, quản lí đồ dùng cá nhân của em: ……………………

- Chỉ ra điều em cần thay đổi để quản lí đồ dùng cá nhân tốt hơn: …………….

Trả lời:

- Chia sẻ về ba đồ dùng cá nhân cần thiết nhất đối với em.

Tên đồ dùng

Tác dụng/ ý nghĩa
của đồ dùng

Vị trí sắp xếp

Sách vở

Sách là phương tiện lưu trữ tri thức nhằm giúp học sinh có tài liệu tìm hiểu, mở mang hiểu biết.

Trên giá (kệ) sách

Thước kẻ

Thước kẻ là công cụ đo lường chính xác đến từng mm, dùng để vẽ, đo chiều dài, chiều cao, góc...

Túi bút

Cặp sách

Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường, là vật để che nắng, che mưa cho sách vở.

Ngăn bàn

- Nhận xét cách sắp xếp, quản lí đồ dùng cá nhân của em: Đồ dùng cá nhân em thường để gọn gàng trong phòng của mình, không vứt bừa bãi.

- Chỉ ra điều em cần thay đổi để quản lí đồ dùng cá nhân tốt hơn: Em cần phân loại và sắp xếp đồ dùng cá nhân theo từng nhóm nhất định.

Hoạt động 2 trang 50 sách bài tập HĐTN 7: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình

Em hãy so sánh những hành động của người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình với một người không có thói quen trên.

Người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường:

………………………………………………………………………………

 

Người không có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường:

………………………………………………………………………………

Trả lời:

Em hãy so sánh những hành động của người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình với một người không có thói quen trên.

Người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường:

- Dọn dẹp nhà cửa hằng ngày.

- Rửa dọn bát đĩa sau mỗi bữa ăn.

- Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng.

- Sắp xếp đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.

...

 

Người không có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường:

- Vứt đồ dùng cá nhân bừa bãi.

- Cất đồ đạc linh tinh, không đúng vị trí sau khi sử dụng.

- Không gấp quần áo ngăn nắp, gọn gàng.

- Không lau dọn nhà cửa hằng ngày.

Hoạt động 3 trang 51 sách bài tập HĐTN 7: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

Em hãy tự đánh giá việc thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng của bản thân:

Những việc đã
thực hiện tốt:

……………………

……………………

Cảm xúc của bản thân:

……………………

……………………

 

Những việc
chưa thực hiện tốt:

……………………

……………………

Hướng khắc phục:

……………………

……………………

Trả lời:

Em hãy tự đánh giá việc thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng của bản thân:

Những việc đã
thực hiện tốt:

+ Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng

+ Sắp xếp đồ dùng học tập ngay ngắn, đẹp mắt

+ Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng

Cảm xúc của bản thân:

Vui vẻ, háo hức, phấn khởi,…

 

Những việc
chưa thực hiện tốt:

+ Lau dọn nhà cửa hàng ngày.

+ Rửa bát, đĩa sau khi ăn.

Hướng khắc phục:

+ Tự giác lau dọn nhà cửa và rửa bát, đĩa sau khi ăn.

+ Cùng anh/chị/em trong nhà nhắc nhở lẫn nhau để nghiêm túc thực hiện.

Hoạt động 4 trang 51 sách bài tập HĐTN 7: Tìm hiểu các hoạt động lao động trong gia đình

- Các hoạt động lao động em tham gia nhiều nhất là gì? Vì sao?

- Các hoạt động lao động em tham gia ít nhất là gì? Vì sao?

Trả lời:

- Các hoạt động lao động em tham gia nhiều nhất: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa,… Vì đó là các hoạt động dễ thực hiện và giúp cho nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái.

- Các hoạt động lao động em tham gia ít nhất là: giặt quần áo, trồng rau,… Vì đó là các hoạt động em thực hiện không tốt, hiệu quả.

Hoạt động 5 trang 52 sách bài tập HĐTN 7: Trách nhiệm của em trong gia đình

Thực hiện phỏng vấn một thành viên trong gia đình:

* Những công việc thành viên đó thường làm trong ngày?

* Những khó khăn/ trở ngại khi thực hiện công việc đó?

* Những gì em có thể làm để giúp đỡ thành viên đó?

Trả lời:

Thực hiện phỏng vấn một thành viên trong gia đình: Mẹ em

* Những công việc thành viên đó thường làm trong ngày?

Mẹ em thường nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, trồng rau,… trong ngày.

* Những khó khăn/ trở ngại khi thực hiện công việc đó?

Mẹ thường thấy khó khăn trong việc phân bố thời gian để thực hiện các công việc.

* Những gì em có thể làm để giúp đỡ thành viên đó?

Em thường giú mẹ nhặt rau, cắm cơm, quét nhà,… giúp mẹ.

Hoạt động 6 trang 52 sách bài tập HĐTN 7: Xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động trong gia đình

Em hãy tự nhận xét những việc em đã làm để thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình tuần vừa qua.

Những việc em đã làm tốt:

* Những việc em chưa làm được:

Trả lời:

Em hãy tự nhận xét những việc em đã làm để thực hiện kế hoạch lao động tại gia đình tuần vừa qua.

Những việc em đã làm tốt: : nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa,…

* Những việc em chưa làm được: giặt quần áo, trồng rau,…

Ứng xử với các thành viên trong gia đình

Hoạt động 1 trang 53 sách bài tập HĐTN 7: Cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm

- Theo em, nếu người thân bị mệt, ốm thì sẽ mong muốn điều gì?

- Cảm xúc của người thân khi được em chăm sóc như thế nào?

Trả lời:

- Theo em, nếu người thân bị mệt, ốm thì sẽ mong muốn được chăm sóc, quan tâm, lắng nghe, chia sẻ,…

- Cảm xúc của người thân khi được em chăm sóc: vui vẻ, tự hào,…

Hoạt động 2 trang 53 sách bài tập HĐTN 7: Rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm

- Nêu những lưu ý nên và không nên khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

Nên

………………………..

Không nên

………………………..

- Kể về cách em thực hiện chăm sóc người thân khi mệt, ốm và chia sẻ cảm nhận của mình.

Trả lời:

- Nêu những lưu ý nên và không nên khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

Nên

- Lấy nước, thuốc cho người thân uống sau đó đỡ người thân nằm lên giường nghỉ ngơi.

- Cặp nhiệt độ cho người thân.

- Khép cửa sổ phòng cho đỡ gió.

- Lấy khăn ấm chườm lên trán và lau người, tay chân cho người thân.

Không nên

- Mở cửa sổ để gió lùa.

- Có thái độ không phù hợp với người thân.

- Nấu những mó ăn không phù hợp với người bệnh.

 

- Kể về cách em thực hiện chăm sóc người thân khi mệt, ốm và chia sẻ cảm nhận của mình.

+ Hỏi han về tình trạng sức khoẻ của người thân.

+ Lấy nước cho người thân uống và đỡ họ nằm lên giường nghỉ ngơi.

+ Có các biện pháp xử lí thích hợp:

* Cặp nhiệt độ, chườm bằng khăn ấm.

* Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

* Xoa bóp cơ thể.

...

Cảm nhận của em: Em rất lo lắng, bối rối khi chăm sóc người thân khi mệt, ốm.

Hoạt động 3 trang 53 sách bài tập HĐTN 7: Lắng nghe tích cực trong gia đình

- Em hãy nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực và không tích cực trong gia đình.

- Ảnh hưởng của việc không lắng nghe tích cực đến các thành viên như thế nào?

Trả lời:

- Những biểu hiện của lắng nghe tích cực và không tích cực trong gia đình.

+ Biểu hiện của lắng nghe tích cực:

* Nhìn vào mặt người thân trong gia đình.

* Thể hiện sự tập trung, chăm chú lắng nghe.

* Có phản hồi thích hợp: gật đầu, trả lời câu hỏi,...

* Tiếp nhận góp ý một cách tích cực.

* Kiểm soát cảm xúc của bản thân.

+ Biểu hiện của lắng nghe không tích cực:

* Không đặt câu hỏi

* Chiếm lĩnh cuộc trò chuyện

* Không khuyến khích người nói

* Thường xuyên ngắt lời

* Giao tiếp bằng mắt không phù hợp

* Thường xuyên hít thở sâu hoặc thở dài

- Ảnh hưởng của việc không lắng nghe tích cực đến các thành viên: không tạo được sự thoải mái, vui vẻ, dễ chịu,… đối với các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 4 trang 54 sách bài tập HĐTN 7: Thể hiện sự lắng nghe tích cực trong gia đình

Em thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đánh dấu “+” vào các biểu hiện lắng nghe tích cực và dấu “-“ vào các biểu hiện không lắng nghe tích cực trong gia đình.

- Đánh dấu “v” vào biểu hiện của bản thân trong các cuộc trò chuyện với người thân trong gia đình.

- Tự đánh giá kết quả lắng nghe tích cực trong gia đình của bản thân và chia sẻ kết quả với bạn (mỗi dấu “v” ở hành động tích cực được cộng 1 điểm, mỗi dấu “v” ở hành động không tích cực bị trừ 1 điểm).

Biểu hiện

Tích cực/
không tích cực

Tự
đánh giá

Đặt câu hỏi để khuyến khích người khác nói.

 

 

Duy trì giao tiếp bằng mắt với người nói.

 

 

Vừa nói chuyện vừa tranh thủ làm việc khác.

 

 

Thể hiện sự đồng cảm bằng cách gật đầu hoặc thay đổi nét mặt.

 

 

Nhắc lại ý hiểu của mình về nội dung cuộc trò chuyện.

 

 

Thường xuyên ngắt lời người nói để bày tỏ ý kiến.

 

 

Thường “bỏ dở” cuộc trò chuyện.

 

 

Kiểm soát cảm xúc bản thân ngay cả khi bất đồng ý kiến.

 

 

Thích được nói nhiều hơn thành viên khác trong các cuộc trò chuyện.

 

 

Không biểu lộ cảm xúc trong khi trò chuyện.

 

 

Thở dài trong cuộc trò chuyện

 

 

Tổng điểm

 

Trả lời:

Em thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đánh dấu “+” vào các biểu hiện lắng nghe tích cực và dấu “-“ vào các biểu hiện không lắng nghe tích cực trong gia đình.

- Đánh dấu “v” vào biểu hiện của bản thân trong các cuộc trò chuyện với người thân trong gia đình.

- Tự đánh giá kết quả lắng nghe tích cực trong gia đình của bản thân và chia sẻ kết quả với bạn (mỗi dấu “v” ở hành động tích cực được cộng 1 điểm, mỗi dấu “v” ở hành động không tích cực bị trừ 1 điểm).

Biểu hiện

Tích cực/
không tích cực

Tự
đánh giá

Đặt câu hỏi để khuyến khích người khác nói.

+

v

Duy trì giao tiếp bằng mắt với người nói.

+

v

Vừa nói chuyện vừa tranh thủ làm việc khác.

-

 

Thể hiện sự đồng cảm bằng cách gật đầu hoặc thay đổi nét mặt.

+

v

Nhắc lại ý hiểu của mình về nội dung cuộc trò chuyện.

+

v

Thường xuyên ngắt lời người nói để bày tỏ ý kiến.

-

 

Thường “bỏ dở” cuộc trò chuyện.

-

 

Kiểm soát cảm xúc bản thân ngay cả khi bất đồng ý kiến.

+

v

Thích được nói nhiều hơn thành viên khác trong các cuộc trò chuyện.

-

 

Không biểu lộ cảm xúc trong khi trò chuyện.

-

 

Thở dài trong cuộc trò chuyện

-

 

Tổng điểm

5

- Em tự đánh giá kết quả lắng nghe tích cực trong gia đình của bản thân (mỗi dấu “v” ở hành động tích cực được cộng 1 điểm, mỗi dấu “v” ở hành động không tích cực bị trừ 1 điểm).

Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm

Hoạt động 1 trang 55 sách bài tập HĐTN 7: Kiểm soát chi tiêu

Giả sử khoản tiền tiết kiệm em có: …………………..

Dự kiến các khoản chi tiêu của em trong số tiền đó theo thứ tự ưu tiên:

Thứ tự
ưu tiên

Khoản chi

Số tiền

Lí do

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Liệt kê các khoản chi của em trong một tuần và tự nhận xét:

* Các khoản chi hợp lí:

- ……………………..

- ……………………..

- ……………………..

- ……………………..

* Các khoản chi chưa hợp lí:

- ……………………..

- ……………………..

- ……………………..

- ……………………..

Trả lời:

Giả sử khoản tiền tiết kiệm em có: 1 triệu đồng

Dự kiến các khoản chi tiêu của em trong số tiền đó theo thứ tự ưu tiên:

Thứ tự
ưu tiên

Khoản chi

Số tiền

Lí do

01

Mua đồ dùng học tập

200 000 đồng

Em ưu tiên mua đồ dùng học tập vì đó là những thứ thiết yếu để em học tập tốt hơn.

02

Mua sách

200 000 đồng

Em ưu tiên mua sách vì đó là những thứ thiết yếu để em học tập tốt hơn.

03

Tổ chức sinh nhật

300 000 đồng

Em dành tiền tổ chức sinh nhật để cảm ơn người mẹ kính yêu của em.

04

Mua đồ chơi

100 000 đồng

Chi tiêu cho sở thích của em có thể có hoặc không và nó không gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác của em.

05

Mua đồ ăn

100 000 đồng

06

Mua nước uống

100 000 đồng

- Liệt kê các khoản chi của em trong một tuần và tự nhận xét:

* Các khoản chi hợp lí:

- Mua đồ dùng học tập

- Mua sách

- Mua tăm ủng hộ người mù

- Mua quà sinh nhật tặng mẹ

* Các khoản chi chưa hợp lí:

- Mua đồ ăn

- Mua đồ chơi

- Đi chơi điện tử

- Mua nước uống

Hoạt động 2 trang 55 sách bài tập HĐTN 7: Học cách tiết kiệm tiền

Xác định một khoản tiền cần chi trong thời gian sắp tới và cách tiết kiệm tiền của em.

+ Mục đích chi tiêu: ………………………….

+ Số tiền cần chi: ………………………….

+ Nêu các cách tiết kiệm tiền của em để thực hiện được mục đích chi tiêu đó: ………………………….

Trả lời:

+ Mục đích chi tiêu: Mua đồ dùng học tập, mua sách

+ Số tiền cần chi: 300 000 đồng

+ Nêu các cách tiết kiệm tiền của em để thực hiện được mục đích chi tiêu đó:

* Lên danh sách những thứ cần thiết phải mua.

* Cân nhắc, so sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp và kinh tế nhất.

* Tái sử dụng đồ cũ để làm thành những vật dụng hữu ích hơn.

* Tiết kiệm 10 000 đồng mỗi tuần.

Hoạt động 3 trang 56 sách bài tập HĐTN 7: Rèn luyện kiểm soát chi tiêu

Chia sẻ cách em đã thực hiện để kiểm soát các khoản chi.

+ Thống kê các khoản chi mỗi tháng: ………………………..

+ Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản: ……………………...

Nội dung khoản chi

Hạn mức chi tiêu

Khoản 1: ……………………………

 

Khoản 2: ……………………………

 

Khoản 3: ……………………………

 

Khoản 4: ……………………………

 

+ Trì hoãn các khoản chi tiêu không thiết yếu:

Khoản 1: ……………………………………

Khoản 2: ……………………………………

Khoản 3: ……………………………………

Trả lời:

Chia sẻ cách em đã thực hiện để kiểm soát các khoản chi.

+ Thống kê các khoản chi mỗi tháng.

+ Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản.

Nội dung khoản chi

Hạn mức chi tiêu

Khoản 1: Mua đồ dùng học tập

200 000 đồng

Khoản 2: Mua sách

200 000 đồng

Khoản 3: Mua quà sinh nhật

150 000 đồng

Khoản 4: Mua quần áo

150 000 đồng

+ Trì hoãn các khoản chi tiêu không thiết yếu:

Khoản 1: Mua giày

Khoản 2: Mua đồ chơi theo sở thích

Khoản 3: Mua quà vặt

Hoạt động 4 trang 57 sách bài tập HĐTN 7: Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện trong gia đình

- Nêu một sự kiện sắp tới của gia đình em: ………………………………..

- Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện đó.

* Xác định thời gian, địa điểm, số người tham gia:

* Nêu các công việc cần làm và nhiệm vụ của các thành viên:

* Liệt kê các mục chi cần thiết để tổ chức sự kiện:

* Dự kiến số tiền cần chi:

- Phỏng vấn một thành viên trong gia đình em (người có kinh nghiệm tổ chức sự kiện này) về các câu hỏi như trên (thời gian, địa điểm, các công việc cần làm, các mục chi, số tiền,…)

- Đối chiếu với kế hoạch em đã xây dựng và rút ra nhận xét.

Trả lời:

- Nêu một sự kiện sắp tới của gia đình em: Sinh nhật mẹ

- Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện đó.

* Xác định thời gian, địa điểm, số người tham gia:

- Thời gian: Ngày 15/11

- Địa điểm: Tại nhà

- Số người tham gia: 5 người

* Nêu các công việc cần làm và nhiệm vụ của các thành viên:

- Chuẩn bị bánh sinh nhật: bố và anh trai

- Chuẩn bị quà tặng mẹ: bố, anh trai và em

- Chuẩn bị hoa quả: bà

- Trang trí phòng tổ chức sinh nhật: anh trai và em

* Liệt kê các mục chi cần thiết để tổ chức sự kiện:

- Mua bánh sinh nhật

- Mua bánh kẹo, hoa quả

- Mua đồ trang trí

* Dự kiến số tiền cần chi: 800 000 đồng

- Phỏng vấn một thành viên trong gia đình em (người có kinh nghiệm tổ chức sự kiện này) về các câu hỏi như trên (thời gian, địa điểm, các công việc cần làm, các mục chi, số tiền,…)

- Đối chiếu với kế hoạch em đã xây dựng và rút ra nhận xét.

Đánh giá cuối chủ đề

Hoạt động 1 trang 58 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động bằng cách đánh dấu X vào ô phù

Rất
tích cực

 

Tích cực

 

Chưa
tích cực

 

 

 

 

 

Trả lời:

Rất
tích cực

 

Tích cực

 

Chưa
tích cực

 

 

x

 

 

Hoạt động 2 trang 58 sách bài tập HĐTN 7: Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách lựa chọn biểu tượng ??☹ tương ứng với mức độ hoàn thành và mức độ hài lòng của em.

Các nhiệm vụ

Mức độ
h
oàn thành

Mức độ
hài lòng

Em nhận diện được các biểu hiện của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.

 

 

Em xác định được những việc em đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.

 

 

Em xác định được trách nhiệm của mình và tham gia các công việc phù hợp trong gia đình.

 

 

Em thực hiện được kế hoạch lao động tại gia đình trong tuần qua.

 

 

Em nêu được ý nghĩa, cách thức chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

 

 

Em trình bày được những biểu hiện của lắng nghe tích cực và không tích cực trong gia đình

 

 

Em tự đánh giá biểu hiện lắng nghe tích cực của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

 

 

Em tự nhận xét được cách kiểm soát chi tiêu của bản thân trong một tuần.

 

 

Em nêu được cách tiết kiệm để thực hiện một mục đích chi tiêu của bản thân.

 

 

Em lập được kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện sắp tới của gia đình và rút ra nhận xét.

 

 

Chia sẻ về nhiệm vụ em chưa hài lòng nhất và nêu cách em sẽ khắc phục.

Trả lời:

Các nhiệm vụ

Mức độ
h
oàn thành

Mức độ
hài lòng

Em nhận diện được các biểu hiện của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.

Hoàn thành tốt

Rất hài lòng

Em xác định được những việc em đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.

Hoàn thành

Hài lòng

Em xác định được trách nhiệm của mình và tham gia các công việc phù hợp trong gia đình.

Hoàn thành

Hài lòng

Em thực hiện được kế hoạch lao động tại gia đình trong tuần qua.

Hoàn thành

Hài lòng

Em nêu được ý nghĩa, cách thức chăm sóc người thân bị mệt, ốm.

Hoàn thành

Hài lòng

Em trình bày được những biểu hiện của lắng nghe tích cực và không tích cực trong gia đình

Hoàn thành

Hài lòng

Em tự đánh giá biểu hiện lắng nghe tích cực của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

Hoàn thành

Hài lòng

Em tự nhận xét được cách kiểm soát chi tiêu của bản thân trong một tuần.

Hoàn thành

Chưa hài lòng

Em nêu được cách tiết kiệm để thực hiện một mục đích chi tiêu của bản thân.

Hoàn thành

Hài lòng

Em lập được kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện sắp tới của gia đình và rút ra nhận xét.

Hoàn thành

Hài lòng

Nhiệm vụ em chưa hài lòng đó là: Em tự nhận xét được cách kiểm soát chi tiêu của bản thân trong một tuần.

Cách khắc phục: Kiểm soát chi tiêu của bản thân chặt chẽ.

Hoạt động 3 trang 59 sách bài tập HĐTN 7: Thực hiện phiếu đánh giá sau đây.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ

Họ và tên: ………………………………………….. Lớp: ……………………

Chủ đề: ………………………………………….

1. Những điều em kì vọng trước khi tham gia các hoạt động trong chủ đề.

…………………………

…………………………

2. Những điều em đã học được từ chủ đề.

…………………………

…………………………

3. Em muốn tìm hiểu thêm những gì về chủ đề này?

…………………………

…………………………

4. Em có thể vận dụng vào thực tiễn những gì và vận dụng như thế nào?

…………………………

…………………………

Trả lời:

- Em đánh giá bản thân và tự điền vào phiếu học tập.

Xem thêm các bài giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 5: Vẻ đẹp đất nước

Chủ đề 6: Tập làm chủ gia đình

Chủ đề 7: Cuộc sống quanh ta

Chủ đề 8: Con đường tương lai

Chủ đề 9: Chào mùa hè

Đánh giá

0

0 đánh giá