Sách bài tập Lịch Sử 10 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

2.6 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử lớp 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bài tập 1 trang 78 SBT Lịch sử 10: Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây và điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin về những đặc trưng cơ bản của văn minh Đông Nam Á.

làng xã                                                mẫu hệ và vai trò quan trọng của phụ nữ 

thạo nghề biển                                    mai táng trong chum 

trồng lúa nước                                    thờ cúng tổ tiên 

Những đặc trưng cơ bản của nền văn minh này chính là: .......................................... thuần dưỡng gia súc, gia cầm; sử dụng công cụ kim khí; ................................................. chế độ ...........................; tổ chức xã hội theo mô hình .................................... trồng lúa nước; bái vật giáo; ............................................ và thổ thần; tục .................................................... gốm hoặc đá); ngôn ngữ linh động, sáng tạo; dệt vải in hoa bằng sáp ong; dàn nhạc có nhiều bộ gõ.

Lời giải:

- Những đặc trưng cơ bản của nền văn minh này chính là: trồng lúa nước, thuần dưỡng gia súc, gia cầm; sử dụng công cụ kim khí; thạo nghề biển; chế độ mẫu hệ và vai trò quan trọng của phụ nữ; tổ chức xã hội theo mô hình làng xã; bái vật giáo; thờ cúng tổ tiên và thổ thần; tục mai táng trong chum (gốm hoặc đá); ngôn ngữ linh động, sáng tạo; dệt vải in hoa bằng sáp ong; dàn nhạc có nhiều bộ gõ.

Bài tập 2 trang 78 SBT Lịch sử 10: Hãy tìm hiểu và cho biết các thành tựu dưới đây chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ hay Trung Quốc. Từ đó, hãy giải thích vì sao người phương Tây trước đây gọi khu vực Đông Nam Á là “Đông Ấn”. Các thành tựu đó vẫn giữ được những yếu tố văn hoá bản địa nào?

Hãy tìm hiểu và cho biết các thành tựu dưới đây chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ hay Trung Quốc

- Những thành tựu chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ:

........................................................................................................................................

- Những thành tựu chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc:

........................................................................................................................................

- Giải thích:

........................................................................................................................................

- Những yếu tố văn hoá bản địa Đông Nam Á thể hiện trong những thành tựu đó là: ..............................................................................................................................

Lời giải:

- Những thành tựu chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ:

+ (Hình a) Bản kinh lá bối lưu giữa tại thư viện Wat Phum Thmei

+ (Hình b) Bảng chữ cái tiếng Lào

+ (Hình c) Tượng thần Khẩn Na La huyền thoại tại chùa Phật Ngọc

+ (Hình d) Nhạc kịch lấy cảm hứng từ sử thi Ramayana

+ (Hình e) Chùa Sờ-que-đa-gon ở Bagan

- Những thành tựu chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc:

+ (Hình e). Quần thể di tích cố đô Huế (Việt Nam)

- Giải thích:

+ Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á

+ Văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh Ấn Độ

+ Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành bản sắc văn hóa Đông Nam Á.

- Những yếu tố văn hoá bản địa Đông Nam Á thể hiện trong những thành tựu đó là:

+ Ngôn ngữ, chữ viết (ví dụ: chữ Khơ-me, chữ Lào…)

+ Phong cách kiến trúc.

Bài tập 3 trang 81 SBT Lịch sử 10: Hãy cho biết các món ăn truyền thống của cư dân Đông Nam Á trong hình được làm từ nguyên liệu chính gì và đã thể hiện tính thống nhất trong đa dạng như thế nào. Từ nguyên liệu chính đó, nêu đặc trưng quan trọng nhất chi phối văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại.

Hãy cho biết các món ăn truyền thống của cư dân Đông Nam Á trong hình được làm từ nguyên liệu

Lời giải:

- Các món ăn truyền thống của cư dân Đông Nam Á trong hình được làm từ nguyên liệu chính là: gạo (gạo nếp hoặc gạo tẻ).

- Tính thống nhất trong đa dạng:

+ Tính thống nhất thể hiện ở: nguyên liệu chế biến (gạo nếp/ gạo tẻ).

+ Tính đa dạng thể hiện ở: cách thức chế biến (ví dụ: nấu gạo tẻ thành cơm; nấu gạo nếp thành món xôi; từ gạo chế biến ra mì sợi/ bún/ phở….)

Đặc trưng quan trọng nhất: nông nghiệp trồng lúa nước.

Bài tập 4 trang 81 SBT Lịch sử 10: Hình ảnh dưới đây là biểu tượng gì? Vì sao tổ chức ASEAN chọn bó lúa làm biểu tượng chung của khối? Nghề trồng lúa đã ảnh hưởng như thế nào đến văn minh Đông Nam Á?

Hình ảnh dưới đây là biểu tượng gì? Vì sao tổ chức ASEAN chọn bó lúa

Lời giải:

- Hình ảnh trên là biểu tượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Cờ ASEAN được lấy biểu tượng là bó lúa 10 nhánh do:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước là đặc trưng cơ bản của nền văn minh Đông Nam Á

+ Nền kinh tế chủ yếu của các nước Đông Nam Á là nông nghiệp

+ Thể hiện cho ước mơ về sự đoàn kết, hữu nghị và phát triển thịnh vượng

- Nghề trồng lúa đã có ảnh hưởng lớn đến văn minh Đông Nam Á. Ví dụ:

+ Đời sống tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á có: tín ngưỡng sùng bái các vị thần tự nhiên (thần sông, thần núi, thần lúa…); tín ngưỡng phồn thực…

+ Nhu cầu trị thủy để phát triển sản xuất nông nghiệp cũng chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của nhiều vương quốc cổ ở Đông Nam Á 

+ …

Bài tập 5 trang 82 SBT Lịch sử 10: Vì sao văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ một cách sâu sắc và lâu dài?

Lời giải:

- Văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ một cách sâu sắc và lâu dài do:

+ Vị trí địa lí của Đông Nam Á (tiếp giáp với Ấn Độ).

+ Quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Đông Nam Á và Ấn Độ diễn ra từ rất sớm, liên tục qua nhiều thế kỉ 

+ Văn minh Ấn Độ được truyền bá đến Đông Nam Á theo con đường hòa bình

Câu 1 trang 82 SBT Lịch sử 10: Tại Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ

A. thời đồ đồng.

B. đầu Công nguyên.

C. thời đồ đá.

D. thời đồ sắt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 82 SBT Lịch sử 10: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.

B. Mùa mưa tương đối nóng.

C. Gió mùa kèm theo mưa.

D. Khí hậu mát, ẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 82 SBT Lịch sử 10: Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá nước nào?

A. Ấn Độ.

B. Triều Tiên.

C. Nhật Bản.

D. Trung Quốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 82 SBT Lịch sử 10: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là

A. gió mùa.

B. nhiệt đới.

C. ôn đới.

D. hàn đới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 6Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 5 trang 83 SBT Lịch sử 10: Đánh giá nào dưới đây đúng nhất về nền văn hoá Đông Nam Á thời phong kiến?

A. Tiếp thu, chọn lọc văn hoá bên ngoài và xây dựng được nền văn hoá riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.

B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hoá bên ngoài, nhất là văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.

D. Mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá bên ngoài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 83 SBT Lịch sử 10: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là

A. mùa khô và mùa hanh.

B. mùa khô và mùa mưa.

C. mùa đông và mùa xuân.

D. mùa thu và mùa hạ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 83 SBT Lịch sử 10: Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là

A. buôn bán đường biển.

B. thủ công nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. chăn nuôi gia súc lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 8 trang 83 SBT Lịch sử 10: Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa nước.

B. lúa mì.

C. ngô.

D. đậu nành.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 9 trang 83 SBT Lịch sử 10: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.

B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.

C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.

D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 83 SBT Lịch sử 10: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.

B. Hình thành nhà nước tương đối sớm.

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.

D. Sớm đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Bài 16: Văn minh Chăm–pa

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13:Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

I. Cơ sở tự nhiên

1. Vị trí địa lí

- Đông Nam Á là khu vực có diện tích khoảng 4,5 triệu km, nằm ở phía đôngnam châu Á.

- Ngày nay gồm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo.

- Đông Nam Á là giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu kinh tế quốc tế.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Lược đồ khu vực Đông Nam Á ngày nay

2. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình Đông Nam Á gồm hai bộ phận:

+ Đông Nam Á lục địa: bị chia cắt bởi các dãy núi, giữa các dãy núi là các thung lũng rộng, màu mỡ. Nơi đây có hệ thống sông ngôi dày đặc như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam,... lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn.

+ Đông Nam Á hải đảo: nơi tập trung nhiều đảo lớn và đồi núi. Một số đồng bằng ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra,… có thêm các khoáng chất từ dung nham núi lửa được phong hóa.

Khí hậu:

+ Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng ẩm.

+ Gió mùa kèm theo mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của con người.

II. Cơ sở xã hội

1. Cư dân, tộc người

- Cư dân:

+ Thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen.

+ Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á.

- Tộc người:

+ Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc.

+ Các dân tộc có nhiều nét gần gũi, tương đồng trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á.

+ Cộng đồng dân cư sống gắn kết trên cơ sở gia đình, dòng họ và làng xã.

2. Tổ chức xã hội

- Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.

- Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.

- Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội).

III. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ

1. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

- Văn hoá Trung Quốc được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác nhau.

- Từ khoảng thế kỉ III TCN - thế kỉ II TCN, Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống Đông Nam Á, tạo ra sự tiếp xúc văn hoá cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hoá.

- Nho giáo, Đạo giáo được du nhập, trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hoá của cư dân Đông Nam Á.

- Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á cũng góp phần lan toả các giá trị văn hoá và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Giáo dục Nho học ở Việt Nam thời phong kiến

2. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ

- Văn hoá Ấn Độ theo chân các thương gia và tu sĩ được truyền đến Đông Nam Á.

- Tôn giáo, chữ viết, nghệ thuật và các thành tựu khác của văn hoá Ấn Độ được tiếp nhận ở nhiều quốc gia Đông Nam Á thời cổ.

- Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ thúc đẩy quá trình phân hoá xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành bản sắc văn hoá Đông Nam Á.

- Chữ viết của Ấn Độ được một số quốc gia cố ở Đông Nam Á lấy làm cơ sở để sáng tạo chữ viết riêng.

- Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Chùa Vat Xiêng Thông ở thành phố Luông Pha-băng (Lào)

- Tuy nhiên, dù tiếp nhận văn hoá Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á vẫn giữ được những nét văn hoả riêng, độc đáo của mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá