Vở bài tập Tiếng Việt 3 Bài 18: Bạn bè bốn phương | Cánh diều

3.6 K

Với giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Bài 18: Bạn bè bốn phương sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Toán lớp 3 Bài 18: Bạn bè bốn phương

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 70 Đọc hiểu: Cu-ba tươi đẹp

Bài 1 (trang 70 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba:

Nửa vòng Trái Đất, rẽ tầng may

Anh đến Cu-ba một sáng ngày

Nắng rực trời tơ và biển ngọc

Đảo tươi một dải lụa đào bay.

Trả lời:

Nửa vòng Trái Đất, rẽ tầng may

Anh đến Cu-ba một sáng ngày

Nắng rực trời tơ và biển ngọc

Đảo tươi một dải lụa đào bay.

Bài 2 (trang 70 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới tên những sản vật nổi tiếng của Cu-ba:

Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương...

Trả lời:

Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương...

Bài 3 (trang 70 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả với nước bạn và với Tổ quốc Việt Nam? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất:

a)Tình yêu với quê hương.

b)Tình yêu với đất nước bạn.

c)Tình yêu với hai đất nước Việt Nam và Cu-ba.

Trả lời:

Đáp án: c)Tình yêu với hai đất nước Việt Nam và Cu-ba.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 71 Luyện tập: Cu-ba tươi đẹp

Bài 1 (trang 71 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nối các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 71 Luyện tập: Cu-ba tươi đẹp | Cánh diều

Trả lời:

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 71 Luyện tập: Cu-ba tươi đẹp | Cánh diều

Bài 2 (trang 71 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Sử dụng một từ ngữ ở bài tập trên, đặt câu nói về tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.

Trả lời:

Các nước láng giềng có quan hệ hữu nghị rất tốt, thường xuyên viện trợ và giúp đỡ nhau.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 71, 72 Đọc hiểu: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

Bài 1 (trang 71 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước nào? Viết tiếp:

Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh............................

Trả lời:

Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh Lúc-xăm-bua.

Bài 2 (trang 71 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Những điều gì khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú? Gạch dưới những từ ngữ thích hợp:

Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”, “Em là Giét-xi-ca”,.... Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,... Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được tiếng Việt: “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”.

Trả lời:

Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”, “Em là Giét-xi-ca”,.... Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,... Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam  nói được tiếng Việt: “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”.

Bài 3 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a)Các bạn học sinh rất hiếu khách.

b)Các bạn họcsinh rất yêu mến Việt Nam.

c)Đoàn cán bộ Việt Nam nhớ mãi tình cảm của học sinh nước bạn.

Trả lời

Đáp án: b)Các bạn họcsinh rất yêu mến Việt Nam.

Bài 4 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết câu nêu nhận xét của em về các bạn học sinh trong bài đọc.

Trả lời:

Các bạn học sinh trong bài đọc rất hiếu khác và yêu qúy Việt Nam.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 72 Luyện tập: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

Bài 1 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tên riêng Lúc-xăm-bua được viết như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a)Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.

b)Viết hoa chữ cái đầu tiên, không đặt gạch nối giữa các tiếng.

c)Viết hoa chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng trong tên.

Trả lời:

Đáp án: a)Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.

Bài 2 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết lại tên riêng của các bạn học sinh Lúc-xăm-bua trong bài đọc.

(1)................................... (2)......................................

Trả lời:

(1) Mô-ni-ca

(2) Giét-xi-ca

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 72, 73 Đọc hiểu: Một kì quan

Bài 1 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Bài đọc miêu tả kì quan nào? Viết tiếp:

Bài đọc miêu tả kì quan.......

Trả lời:

Bài đọc miêu tả kì quan Ăng-co.

Bài 2 (trang 72 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Những chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của Ăng-co Vát?

Gạch chân dưới những từ ngữ phù hợp:

Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các toà tháp là những hành lang dài hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng trên đá lớn nhất thế giới. Chỉ riêng việc điêu khắc hình 1 700 vũ nữ duyên dáng, từ khuôn mặt đến cử chỉ không ai giống ai, cũng đủ nói lên sự tinh xảo của những bức tranh đá này.

Trả lời:

Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các toà tháp là những hành lang dài hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng trên đá lớn nhất thế giới. Chỉ riêng việc điêu khắc hình 1 700 vũ nữ duyên dáng, từ khuôn mặt đến cử chỉ không ai giống ai, cũng đủ nói lên sự tinh xảo của những bức tranh đá này.

Bài 3 (trang 73 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Điều gì gây ấn tượng nổi bật ở Ăng-co Thom? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:

Cách Ăng-co Vát không xa là khu đền Ăng-co Thom. Ấn tượng nhất ở đây là đền Bay-on với hằng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng.

Trả lời:

Cách Ăng-co Vát không xa là khu đền Ăng-co Thom. Ấn tượng nhất ở đây là đền Bay-on với hằng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng.

Bài 4 (trang 73 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Vì sao khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia? Viết tiếp:

Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia vì ........................

Trả lời:

Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia vì đó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 73 Luyện tập: Một kì quan

Bài 1 (trang 73 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tìm đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết thúc bài đọc trên. Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống:

Đoạn mở đầu: Từ đầu đến ...........................................

Đoạn kết thúc: Từ ...................................... đến hết.

Trả lời:

Đoạn mở đầu: Từ đầu đến hoàn toàn làm bằng đá.

Đoạn kết thúc: Từ Kinh ngạc trước vẻ đẹp đến hết.

Bài 2 (trang 73 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Các đoạn còn lại miêu tả kì quan Ăng-co theo trình tự nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a)Theo thời gian: việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau.

b)Theo không gian: miêu tả lần lượt từng bộ phận của sự vật.

c)Theo mức độ quan trọng của sự vật: việc chính kể trước, việc khác kể sau.

Trả lời:

b)Theo không gian: miêu tả lần lượt từng bộ phận của sự vật.

Câu hỏi (trang 74 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Dựa vào bài đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua, em hãy viết một bức thư cho một học sinh nước bạn. (Đọc Gợi ý trong sách giáo khoa trang 104.)

Trả lời:

Hà Nội, 02 tháng 09 năm 2022

Jessica thân mến!

Tớ là Hà, học sinh lớp 3A trường Tiểu học Dịch Vọng. Tớ đến từ đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Tớ viết thư này rất mong được làm quen với cậu.

Ở Việt Nam, chúng tớ học các môn như toán, tiếng việt, tiếng anh,…. Chúng tớ thích những bài hát thiếu nhi vui nhộn. Ngoài ra chúng tớ còn có các trò chơi dân gian vô cùng thú vị như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê,….. Tớ rất mong một ngày có thể cho cậu được chơi những trò chơi này.

Mong cậu và gia đình luôn mạnh khỏe. Chờ thư của cậu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 74, 75 Đọc hiểu: Nhập gia tuỳ tục

Bài 1 (trang 74 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật? Vì sao? Viết tiếp:

Theo phong tục của Bru-nây, để đưa hoặc nhận các vật, bạn phải dùng tay ................... vì .......................................................

Trả lời:

Theo phong tục của Bru-nây, để đưa hoặc nhận các vật, bạn phải dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật vì người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn.

Bài 2 (trang 75 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Vì sao bạn không được xoa đầu người khác? Viết tiếp:

Bạn không được xoa đầu người khác vì ...........................

Trả lời:

Bạn không được xoa đầu người khác vì người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

Bài 3 (trang 75 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào? Viết tiếp:

Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón ..................................

Trả lời:

Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón cái của bàn tay phải.

Bài 4 (trang 75 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em cho là đáng lo ngại:

a)Bị mọi người chê cười.

b)Gặp rắc rối do hiểu lầm.

Trả lời:

Đáp án: b)Gặp rắc rối do hiểu lầm.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 75 Luyện tập: Nhập gia tuỳ tục

Bài 1 (trang 75 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tìm và viết lại 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc:

a)Một câu có từ hãy:

b)Một câu có từ nên:

c)Một câu có từ không:

Trả lời:

a) Hãy dùng tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

b) Nên chạm nhẹ vào đĩa ăn bằng tay phải nếu muốn từ chối một món ăn.

c) Không xoa đầu bất cứ ai, kể cả trẻ em.

Bài 2 (trang 75 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Hãy sử dụng một trong các từ trên để viết lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn.

M: Không hái hoa trong công viên.

Trả lời:

Nên chào hỏi người lớn khi gặp.

Hãy chấp hành nội quy khi ở trường.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 76 Đọc hiểu: Bác sĩ Y-éc-xanh

Bài 1 (trang 76 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:

 

Đúng

Sai

a)Vì bà ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch.

   

b)Vì bà tò mò, muốn biết điều gì khiến bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống xa Tổ quốc để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

   

c)Vì bà muốn biết bác sĩ Y-éc-xanh ăn mặc như thế nào.

   

Trả lời:

 

Đúng

Sai

a)Vì bà ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch.

 

b)Vì bà tò mò, muốn biết điều gì khiến bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống xa Tổ quốc để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

 

c)Vì bà muốn biết bác sĩ Y-éc-xanh ăn mặc như thế nào.

 

 

Bài 2 (trang 76 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới những từ ngữ thể hiện ấn tượng của bà khách khi gặp bác sĩ Y-éc-xanh:

Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.

Trả lời:

Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.

Bài 3 (trang 76 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới những câu nói thể hiện lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh:

Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối.

-Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.

Ngừng một chút, ông tiếp:

-Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.

Trả lời:

Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối.

-Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.

Ngừng một chút, ông tiếp:

-Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.

Bài 4 (trang 76 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tâm sự của bác Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a)Ông muốn giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật.

b)Ông muốn nghiên cứu các bệnh nhiệt đới qua thực tế ở Việt Nam.

c)Ông muốn thực hiện lẽ sống yêu thương và giúp đỡ mọi người.

d)Ý kiến khác của em (nếu có): ...............

Trả lời:

Đáp án: b)Ông muốn nghiên cứu các bệnh nhiệt đới qua thực tế ở Việt Nam.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 77 Luyện tập: Bác sĩ Y-éc-xanh

Bài 1 (trang 77 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Khoanh tròn dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích trong đoạn văn sau:

Ngừng một chút, ông tiếp:

- Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.

Trả lời:

Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất

Bài 2 (trang 77 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết tiếp các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích:

a)Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh.....................................

b)Nhà bác học thật khác với những gì bà tưởng tượng.....................

Trả lời:

a)Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh: Vì bà ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch và vì bà tò mò, muốn biết điều gì khiến bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống xa Tổ quốc để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

b)Nhà bác học thật khác với những gì bà tưởng tượng: bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.

Câu hỏi (trang 77 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Chọn 1 trong 2 đề sau:

1.Viết đoạn văn kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa, từ đoạn tốp thợ săn gặp các vị thần núi đến hết.

2.Viết đoạn văn kể chuyện em và các bạn đóng vai, thực hành giao lưu với các bạn Lúc-xăm-bua.

Trả lời:

1.

Học sinh nhớ và kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa

2.

Em đã được vinh dự theo đoàn cán bộ Việt Nam đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. Mọi người trong đoàn và cả em đã cảm thấy vô cùng bất ngờ khi các bạn học sinh trong lớp tự giới thiệu tên của mình bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”, “Em là Giét-xi-ca”... Sau đó, các bạn đã hát tặng mọi người bài hát “Kìa con bướm vàng”, giới thiệu những đồ vật đã sưu tầm được: đàn tơ-rưng, nón lá, tranh cây dừa, ảnh xích lô… Đặc biệt nhất là bức tranh vẽ Quốc kỳ Việt Nam và lời hô vang: “Việt Nam, Hồ Chí Minh” khiến em cảm thấy được tình yêu của các bạn học sinh.Sau đó, cô giáo của các bạn học sinh lớp 6A đã giải thích rằng cô từng sống ở Việt Nam hai năm. Cô rất yêu thích đất nước Việt Nam nên đã dạy cho học sinh của mình nói tiếng Việt, kể những điều tốt đẹp về con người và đất nước Việt Nam. Các bạn học sinh còn tìm hiểu về Việt Nam qua in-tơ-nét. Khi đến giờ giao lưu, các bạn học sinh đã đặt cho các thầy cô trong đoàn rất nhiều câu hỏi.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 78, 79 Đọc hiểu: Người hồi sinh di tích

Bài 1 (trang 78 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Ông Ka-dích là người nước nào? Viết tiếp:

Ông Ka-dích là người nước..........

Trả lời:

Ông Ka-dích là người nước Ba Lan.

Bài 2 (trang 78 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam? Viết tiếp:

Đó là..........................................

Trả lời:

Đó là thánh địa Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, Hoàng thành Huế.

Bài 3 (trang 79 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a)Ông là người rất yêu nghề.

b)Ông là người không sợ khó khăn, nguy hiểm.

c)Ông là người rất yêu quý Việt Nam.

Trả lời:

Đáp án: a)Ông là người rất yêu nghề.

Bài 4 (trang 79 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học? Viết tiếp:

Cũng như bác sĩ Y-éc-xanh, kiến trúc sư Ka-dích...........................................

Trả lời:

Cũng như bác sĩ Y-éc-xanh, kiến trúc sư Ka-dích rất yêu quý Việt Nam.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 79 Luyện tập: Người hồi sinh di tích

Bài 1 (trang 79 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Điền từ ngữ thích hợp và chỗ trống để tạo hình ảnh so sánh:

a) Sông Hoài duyên dáng Hội An

Đèn hoa lấp lánh ........................ ngàn sao sa.

b)Những khóm phong lan đuôi chồn lá dài móc trên cành đa ..................... bờm ngựa thả xuống những chùm hoa tím khiêm tốn, dịu dàng.

Trả lời:

a) Sông Hoài duyên dáng Hội An

Đèn hoa lấp lánh như ngàn sao sa.

b)Những khóm phong lan đuôi chồn lá dài móc trên cành đa như bờm ngựa thả xuống những chùm hoa tím khiêm tốn, dịu dàng.

Bài 2 (trang 79 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa hoặc con vật...) mà em thích.

M: Bộ lông thỏ óng mượt như tơ.

Trả lời:

Chiếc đồng hồ báo thức như người bạn thân thiết của em.

Câu hỏi (trang 80 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Chọn 1 trong 2 đề sau:

1.Một du khách hỏi vì sao nhiều đô thị Việt Nam có đường phố mang tên Y-éc-xanh. Em hãy viết một đoạn văn về bác sĩ Y-éc-xanh để trả lời vị khách đó.

2.Một du khách hỏi vì sao ở Hội An có bức tượng kiến trúc sư Ka-dích. Em hãy viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka-dích để trả lời vị khách đó.

Trả lời:

1.

Bác sĩ Y-éc-xanh là một nhà khoa học Pháp. Ông là người đã tìm ra vi trùng dịch hạch và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Ông đã dành gần như cả cuộc đời mình để gắn bó với Việt Nam. Khi được hỏi về nước Pháp - quê hương ông, ông khẳng định rằng ông mãi là người dân nước Pháp và không thể sống thiếu Tổ quốc. Tuy nhiên, ông đã chọn gắn bó cuộc đời mình với Việt Nam, ông muốn ở lại Việt Nam để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới, giúp đỡ những người dân Việt Nam. Ông cho rằng chỉ có ở lại đây tâm hồn ông mới được rộng mở, bình yên. Qua đó, ta có thể thấy được lẽ sống cao đẹp của vị bác sĩ người Pháp và những đóng góp to lớn của nhà khoa học này đối với nền y học Việt Nam. Để ghi nhớ công lao của bác sĩ Y-éc-xanh, người Việt Nam đã lấy tên ông để đặt tên cho đường phố.

2.

Trong việc đưa di sản Việt vươn tầm thế giới, phải kể đến công lao của kiến trúc sư Ka-dích. Ông chính là người đã góp phần rất lớn trong việc trùng tu các nét văn hóa trong kiến trúc cổ tại miền Trung. Và giúp hàng loạt các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Như: phố cổ Hội An, cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn.

Bài tập (trang 81 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Sau bài 18, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:

Tự đánh giá trang 81 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều

Trả lời:

- Em đánh dấu những gì em đã biết và đã làm được.

Xem thêm các bài giải Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15:Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

Bài 19: Ôn tập cuối năm

Đánh giá

0

0 đánh giá