Với giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Bài 17: Trái đất của em sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:
Giải VBT Toán lớp 3 Bài 17: Trái đất của em
Bài 1 (trang 59 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Ô chữ dưới đây có 8 từ, gồm 7 từ đọc theo hàng ngang và 1 từ đọc theo hàng dọc. Em hãy tìm và tô màu các từ đó.
Trả lời:
- Từ hàng ngang: bầu trời, môi trường, hợp tác, thi đua, kết đoàn, đất đai, phát triển
- Từ hàng dọc: Trái đất.
Bài 2 (trang 59 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết lại một từ em vừa tìm được ở ô chữ. Đánh số thứ tự trước từ đó theo số thứ tự của hình thích hợp ở bên cạnh ô chữ.
Trả lời:
1. đất đai
2. môi trường
3. hợp tác
4. trái đất
5. bầu trời
6. kết đoàn
7. phát triển
8. thi đua
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 60 Đọc hiểu: Một mái nhà chung
Bài 1 (trang 60 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Bài thơ nói đến “những mái nhà riêng” nào? Gạch dưới những từ ngữ nói về mái nhà riêng trong mỗi khổ thơ.
Mái nhà của chim
Lợp nghìn lá biếc
Mái nhà của cá
Sóng xanh rập rình.
Mái nhà của dím
Sâu trong lòng đất
Mái nhà của ốc
Tròn vo bên mình.
Mái nhà của em
Nghiêng giàn gấc đỏ
Mái nhà của bạn
Hoa giấy lợp hồng.
Trả lời:
Mái nhà của chim
Lợp nghìn lá biếc
Mái nhà của cá
Sóng xanh rập rình.
Mái nhà của dím
Sâu trong lòng đất
Mái nhà của ốc
Tròn vo bên mình.
Mái nhà của em
Nghiêng giàn gấc đỏ
Mái nhà của bạn
Hoa giấy lợp hồng.
Bài 2 (trang 60 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Mái nhà chung của muôn loài là gì? Viết tiếp:
Mái nhà chung của muôn loài là ............................
Trả lời:
Mái nhà chung của muôn loài là bầu trời xanh.
Bài 3 (trang 60 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Em hiểu ngôi nhà chung của muôn loài dưới mái nhà ấy là gì? Viết tiếp:
Đó là.................................................................
Trả lời:
Đó là trái đất.
Bài 4 (trang 60 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Em thích những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất là hình ảnh bạn ơi ngước mắt lên trông.
Vì hình ảnh này đã cho ta thấy mái nhà chung của mình ra sao, tươi đẹp đến thế nào. Từ đó mỗi người ý thức được đâu là mái nhà chung và trách nhiệm của mình đối với mái nhà chung đó.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 60, 61 Luyện tập: Một mái nhà chung
Bài 1 (trang 60 - 61 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nối các từ ngữ với nhóm thích hợp:
Trả lời:
Bài 2 (trang 61 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đặt câu với một từ ngữ ở nhóm c trong bài tập trên:
Trả lời:
Mỗi người cần có ý thức bảo vệ ngôi nhà chung bằng các hành động cụ thể như: tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, giữ gìn nguồn nước, bảo vệ môi trường,…..
Bài 1 (trang 61 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Nghe thông tin:
a)Nối đúng
b)Trung bình một người cần bao nhiêu lít nước mỗi ngày? Đánh dấu √vào ô trống trước câu trả lời đúng:
4 150 lít
4 000 lít
150 lít
c)Nếu không tiết kiệm nước thì sau bao nhiêu năm nữa, nhân loại sẽ thiếu nước nghiêm trọng? Đánh dấu √ vào ô trống trước câu trả lời đúng:
10 năm
25 năm
50 năm
Trả lời:
a)Nối đúng
b)
4 150 lít
4 000 lít
150 lít
c)
10 năm
25 năm
50 năm
Bài 2 (trang 62 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Viết tiếp để trả lời câu hỏi:
a) Theo em, vì sao phải tiết kiệm nước?
Theo em, phải tiết kiệm nước vì .....................................
b)Em đã tiết kiệm nước như thế nào?
Em đã .....................................................
Trả lời:
a) Theo em, phải tiết kiệm nước vì nước là cần thiết đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. Đồng thời cũng cần cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên nguồn nước không phải là vô hạn mà đang ngày càng cạn kiệt.
b)Em đã tắt vòi nước khi không sử dụng, tắt vòi nước khi đánh răng, sử dụng nước rửa rau,…để tưới cây,…..
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 62, 63 Đọc hiểu: Chuyện của ông Biển
Bài 1 (trang 62 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Ông Biển đem lại những gì cho con người ? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
Đúng |
Sai |
|
a)Ông có mặt từ thuở khai thiên lập địa. |
||
b)Ông rì rầm kể chuyện suốt đêm ngày không mệt. |
||
c)Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa. |
||
d)Ông cho con người rất nhiều sản vật của biển. |
Trả lời:
Đúng |
Sai |
|
a)Ông có mặt từ thuở khai thiên lập địa. |
√ |
|
b)Ông rì rầm kể chuyện suốt đêm ngày không mệt. |
√ |
|
c)Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa. |
√ |
|
d)Ông cho con người rất nhiều sản vật của biển. |
√ |
Bài 2 (trang 63 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Điều gì xảy ra khiến ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ? Viết tiếp:
Ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ vì ..........................................................
Trả lời:
Ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ vì mấy chục năm nay, ông thấy yếu đi nhiều bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sau triệu tấn rác khiến tôm cá cứ chết dần.
Bài 3 (trang 63 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Em hiểu lời của ông Biển “Không thể loanh quanh mãi thế này!” như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a)Không thể để lặp đi lặp lại mãi cảnh biển xanh thành nơi chứa rác.
b)Không thể để lặp đi lặp lại mãi cảnh bãi cát trắng thành nơi chứa rác.
c)Không thể để lặp đi lặp lại mãi cảnh gió đưa rác xuống biển rồi sóng biển lại đẩy rác lên bờ.
Trả lời:
Đáp án: c)Không thể để lặp đi lặp lại mãi cảnh gió đưa rác xuống biển rồi sóng biển lại đẩy rác lên bờ.
Bài 4 (trang 63 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Điều gì đã khiến ông Biển vui trở lại?
Trả lời:
Ông Biển vui trở lại vì ông thấy trên bãi cát mấy cô bé, cậu bé mang theo những chiếc bao to nhặt rác.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 63, 64 Luyện tập: Chuyện của ông Biển
Bài 1 (trang 63 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tìm 2 câu cảm trong bài đọc. Viết mỗi câu vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:
Câu cảm |
Bộc lộ cảm xúc, thái độ |
Bộc lộ cảm xúc vui mừng |
|
Bộc lộ thái độ lo lắng |
Trả lời:
Câu cảm |
Bộc lộ cảm xúc, thái độ |
Ôi, thật vui quá! |
Bộc lộ cảm xúc vui mừng |
Thật đáng lo ngại về thực trạng này! |
Bộc lộ thái độ lo lắng |
Bài 2 (trang 64 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đặt câu:
a)Nói lời của ông Biển cảm ơn các bạn nhỏ nhặt rác.
b)Nói lời của ông Biển khuyên mọi người không xả rác bừa bãi.
Trả lời:
a) Cảm ơn các cháu nhé, các cháu thật tốt bụng!
b) Các bạn đừng xả rác bừa bãi nữa, môi trường đang bị ô nhiễm rồi!
Câu hỏi (trang 64 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Chọn 1 trong 2 đề sau:
1.Dựa theo gợi ý từ bài đọc Chuyện của ông Biển, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc giữ sạch nguồn nước (ao hoặc hồ, sông, suối, biển,....)
Gợi ý:
-Hằng ngày, em dùng nước làm gì?
-Vì sao phải giữ sạch nguồn nước?
-Em cần làm gì để giữ sạch nguồn nước?
-Gắn ảnh hoặc tranh vẽ minh họa cho đoạn văn của em.
2.Dựa theo gợi ý từ bài nghe Tiết kiệm nước, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc tiết kiệm nước sạch.
Gợi ý:
-Hằng ngày, em dùng nước làm gì?
-Trung bình, mỗi người cần bao nhiêu nước một ngày?
-Vì sao phải tiết kiệm nước?
-Em cần làm gì để tiết kiệm nước?
-Gắn ảnh hoặc tranh vẽ minh họa cho đoạn văn của em.
Trả lời:
1.
Qua bài Chuyện ông Biển, em thấy rằng tình trạng ô nhiễm nước hiện nay đang rất nghiêm trọng. Chúng ta không thể sống thiếu nước: nước cung cấp sự sống cho con người, mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nấu nướng, tắm rửa,... đều cần đến nước. Nếu chúng ta không cùng chung tay bảo vệ nguồn nước thì tình trạng ô nhiễm nước sẽ ngày càng gia tăng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất: con người mắc các căn bệnh nguy hiểm, sinh vật biển chết hàng loạt,... Để ngăn chặn những hậu quả xấu đó, con người cần có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, không xả nước thải trực tiếp ra sông, ngòi, ao, hồ, xây dựng hệ thống lọc nước thải,... Nếu mỗi người không tự nâng cao ý thức cá nhân thì môi trường sẽ ngày càng bị hủy hoại.
2.
Nước là một tài nguyên vô thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với con người. Nước góp ích cho cuộc sống hằng ngày của con người: ăn, uống, nấu nướng, vệ sinh cá nhân,.... Trung bình một người cần uống 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Nếu chúng ta không tiết kiệm nước, nguồn tài nguyên đó sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chung ta phải biết sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm. Không lãng phí nước khi không cần thiết. Không xả rác xuống các nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm. Như vậy vừa có thể bảo vệ nguồn nước, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 65, 66 Đọc hiểu: Em nghĩ về Trái Đất
Bài 1 (trang 65 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Hình ảnh Trái Đất ở khổ thơ đầu gợi cho em nghĩ đến những ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a)Nghĩ đến một cô gái quàng khăn màu xanh.
b)Nghĩ đến những trẻ em ở khắp nơi trên Trái Đất.
c)Nghĩ đến một người mẹ cõng trên lưng những đứa con của mình.
Trả lời:
Đáp án: c)Nghĩ đến một người mẹ cõng trên lưng những đứa con của mình.
Bài 2 (trang 65 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): “Những đứa con của đất” có điểm gì riêng và điểm gì chung?
-Điểm riêng:
-Điểm chung:
Trả lời:
-Điểm riêng: màu da
-Điểm chung: nụ cười
Bài 3 (trang 66 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới những câu thơ thể hiện mong muốn chung của mọi người trên Trái Đất:
Như ban mai nắng ấm
Lung linh bờ thảo nguyên
Hãy giữ được yên bình
Cho hoa thơm thơm mãi.
Cho năm châu hội ngộ
Trong tình thương loài người
Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.
Trả lời:
Như ban mai nắng ấm
Lung linh bờ thảo nguyên
Hãy giữ được yên bình
Cho hoa thơm thơm mãi.
Cho năm châu hội ngộ
Trong tình thương loài người
Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.
Bài 4 (trang 66 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào? Viết tiếp:
Hai dòng thơ cuối thể hiện......................
Trả lời:
Hai dòng thơ cuối thể hiện mong muốn trái đất hòa bình, hòa thuận, đoàn kết, không phân biệt chủng tộc.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 66 Luyện tập: Em nghĩ về Trái Đất
Bài 1 (trang 66 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Các từ hãy, mong, đừng thể hiện điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a)Thể hiện cảm xúc của người nói.
b)Thể hiện thái độ không đồng tình.
c)Thể hiện mong muốn, yêu cầu, đề nghị.
Trả lời:
Đáp án: c)Thể hiện mong muốn, yêu cầu, đề nghị.
Bài 2 (trang 66 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Hãy đặt câu với mỗi từ trên để thể hiện mong muốn của em về những điều cần làm cho cuộc sống trên Trái Đất tốt đẹp hơn:
-Hãy:
-Mong:
-Đừng:
Trả lời:
-Hãy bảo vệ môi trường.
-Mong trái đất hòa bình.
-Đừng phân biệt chủng tộc.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 67 Đọc hiểu: Những bậc đá chạm mây
Bài 1 (trang 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Người dân xóm chài gặp phải những khó khăn gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a)Một trận bão khủng khiếp cuốn hết thuyền bè, người dân phải lên núi kiếm củi bán để kiếm sống.
b)Sườn núi dựng đứng, muốn lên núi kiếm củi thì phải đi vòng rất xa.
c)Cả hai khó khăn trên.
Trả lời:
Đáp án: c)Cả hai khó khăn trên.
Bài 2 (trang 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Cố Đương đã làm gì để giúp bà con trong xóm? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a)Giúp mọi người làm thuyền bè để tiếp tục nghề chài lưới.
b)Ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có con đường ngắn nhất lên đỉnh núi.
c)Đảm đương gánh vác mọi việc khó, giúp dân xóm chài chống bão.
Trả lời:
Đáp án: b)Ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có con đường ngắn nhất lên đỉnh núi.
Bài 3 (trang 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Những chi tiết nào nói lên quyết tâm và lòng kiên trì của cố Đương? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a)Mặc mọi người bảo việc ghép đá thành đường lên núi không thể làm được nhưng ông vẫn quyết làm.
b)Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng.
c)Ông bỏ ra 5 năm để hoàn thành con đường lên núi.
d)Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt.
Trả lời:
Đáp án:
a)Mặc mọi người bảo việc ghép đá thành đường lên núi không thể làm được nhưng ông vẫn quyết làm.
b)Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng.
c)Ông bỏ ra 5 năm để hoàn thành con đường lên núi.
Bài 4 (trang 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Qua câu chuyện, em thấy Cố Đương và người dân xóm chài đã chọn cách ứng xử như thế nào với thiên nhiên?Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a)Dựa hoàn toàn vào thiên nhiên.
b)Cải tạo thiên nhiên để phục vụ mình.
c)Vừa dựa vào thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.
Trả lời:
Đáp án: c)Vừa dựa vào thiên nhiên, vừa cải tạo thiên nhiên.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 68 Luyện tập: Những bậc đá chạm mây
Bài 1 (trang 68 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Sử dụng câu hỏi Vì sao?, viết tiếp để hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
a)Người ta gọi ông là cố Đương.
-Vì sao ................
-Người ta gọi ông là cố Đương vì .............
b)Dân làng tặng ông thêm một tên mới là cố Ghép.
Vì sao .................
Dân làng tặng ông thêm một tên mới tên là cố Ghép vì ...................
Trả lời:
a)
-Vì sao người ta gọi ông là cố Đương?
-Người ta gọi ông là cố Đương vì hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác.
b)
- Vì sao dân làng tặng ông thêm một tên mới là cố Ghép?
- Dân làng tặng ông thêm một tên mới tên là cố Ghép vì cả xóm biết ơn ông.
Bài 2 (trang 68 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy viết:
a)Một câu ca ngợi con đường lên núi của cố Đương.
b)Một câu ca ngợi ý chí của cố Đương.
Trả lời:
a) Con đường lên núi của cố Đương thật thuận tiện và dễ dàng hơn.
b) Cố Dương quả là một người rất kiên kì, chịu khó.
Câu hỏi (trang 68 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết một đoạn văn theo đề tài được gợi ra từ một trong các bức tranh dưới đây:
Trả lời:
Môi trường đang ngày bị ô nhiễm đòi hỏi mỗi chúng ta cần có trách nhiệm đối với cộng đồng. Trước hết chúng ta không nên vứt rác bừa bãi, thường xuyên vệ sinh đường phố, bãi biển,…. Hành động ấy vừa làm đẹp mĩ quan đô thị vừa góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra cần tuyên truyền vận động mọi người xả rác đúng nơi quy định, tổ chức thu gom rác thải làm sạch môi trường. Vì một cuộc sống xanh, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.
Bài tập (trang 69 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Sau bài 17, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
Trả lời:
- Em đánh dấu những gì em đã biết và đã làm được.