Khai thác các đoạn tư liệu sau: Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý

2.2 K

Với giải Câu 5 trang 52 VTH Lịch sử 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Ba lần kháng chiến quân xâm lược Nguyên - Mông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Lịch sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến quân xâm lược Nguyên - Mông

Câu 5 trang 52 vở thực hành Lịch sử 7: Khai thác các đoạn tư liệu sau:

1. Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, ông đã trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

2. Khắp nơi quân ta tự động thích vào cánh tay của mình hai chữ “Sát Thát... Tại điện Diên Hồng, khi được hỏi về kế đánh giặc, tất cả các bô lão đều đồng thanh hô lớn: “Đánh!”.

3. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đến gặp Trần Quốc Tuấn và có ý dò hỏi: “Thế giặc như thế, ta phải hàng thôi” Trần Quốc Tuấn trả lời: “Xin bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng.

Em hãy:

a) Hãy chỉ ra điểm chung về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần qua các tư liệu.

b) Gạch dưới những từ/cụm từ trong các đoạn tư liệu trên thể hiện tinh thần đó.

c) Em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.

Lời giải:

Yêu cầu a) Điểm chung: Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc.

Yêu cầu b) Những từ cụm từ thể hiện tinh thần kháng chiến của vua tối nhà Trần:

+ “Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo”

+ Thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát”; đồng thanh hô lớn: “Đánh!”;

+ “Chém đầu thần rồi hãy hàng”;

+ “thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”;

+ Hổ thẹn, phẫn kích, bóp nát.

Yêu cầu c) Nhận xét: Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thế nào, vua tối nhà Trần vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm, anh dũng đánh giặc. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.Và đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Đánh giá

0

0 đánh giá