Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | Cánh diều Ngữ văn lớp 7

7.2 K

Tài liệu soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử  hay nhất

Video bài giảng Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử - Cánh diều

 

Định hướng

Câu hỏi trang 34 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

a. Sự việc có thật là sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng; được nhiều người biết hoặc chứng kiến, có sử sách ghi lại,... 

- Nhân vật hoặc sự kiện không chỉ có trong lịch sử đấu tranh giữ nước mà còn là những con người hoặc sự kiện trong các lĩnh vực lao động, văn hóa, khoa học 

- Các câu chuyện liên quan đến sự kiện hoặc nhân vật lịch sử thường được kể lại bởi người chứng kiến hoặc được sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện lại qua sách, báo, phim ảnh…

b. Để viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, các em cần chú ý:

- Xác định sự việc sẽ kể là sự việc gì. Sự việc ấy có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào? Sự việc do em nghe kể lại hay đọc được từ sách, báo…?

- Xác định ngôi kể, nhân vật và sự việc chính

- Lập dàn ý 

- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả khi kể

Thực hành

Câu hỏi trang 34 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Chọn một trong hai đề sau

Đề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

Đề 2: Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”

Trả lời:

Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, thân phụ ông với vua Trần Thái Tông, vốn là hai anh em trở nên bất hòa. Năm 1251, trước khi qua đời, Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!". Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu, nhưng ông không cho đó là điều phải mà luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc.

Cuối năm 1284, giặc Nguyên - Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương kéo quân mã về Thăng Long để cùng Triều đình bàn kế chống giặc.

Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Trần Quốc Tuấn đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói:

Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư.

Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho.

Từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn.

Lúc bấy giờ thế giặc mạnh lắm, ta nên "đánh" hay nên "hòa"? Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão rung chuyển Kinh thành.

Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ" và "Binh thư yếu lược". Tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác, chiến mã. Hàng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát".. Mùa hè năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên - Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị quân ta chém đầu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết!

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Dọc đường xứ Nghệ

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Tự đánh giá trang 38

Mẹ

Đánh giá

0

0 đánh giá