Với giải Bài tập 2 trang 53 SBT Kinh tế Pháp Luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài tập 2 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích lí do)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a. Quyền con người và quyền công dân là một. |
|
|
|
b. Quyền con người không bị giới hạn. |
|
|
|
c. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. |
|
|
|
d. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. |
|
|
|
e. Theo quy định của Hiến pháp, học tập là quyền của công dân. |
|
|
|
Lời giải:
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a. Quyền con người và quyền công dân là một. |
|
X |
Vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất. Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định. |
b. Quyền con người không bị giới hạn. |
|
X |
Vì khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng. |
c. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. |
X |
|
Vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng. |
d. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. |
X |
|
Vì các quyền con người dù là quyền dân sự, chính trị hay các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập là tiền đề để con người có thể có điều kiện thực hiện các quyền khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả. |
e. Theo quy định của Hiến pháp, học tập là quyền của công dân. |
|
X |
Vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 39 Hiến pháp năm 2013). |
Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu a) Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?...
Câu c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây?...
Bài tập 4 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:...
Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam