Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Câu 1. Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?
A. Nhà nước.
B. Học sinh.
C. Công dân.
D. Cán bộ.
Đáp án đúng là: C
Các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho: tất cả người dân trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu 2. Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?
A. Nhà nước.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.
Đáp án đúng là: A
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Việt Nam thì các quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Câu 3. Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?
A. Góp phần tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
B. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự
C. Giúp bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người. Vì:
- Việc tạo quy tắc xử sự chung này sẽ góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
- Bên cạnh đó, pháp luật giúp điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự nên phải áp dụng với tất cả mọi người.
Câu 4. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích gì?
A. Điều chỉnh các nguồn lực kinh tế.
B. Điều chỉnh các quan hệ xã hội.
C. Điều chỉnh sự phân hóa giàu nghèo.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án đúng là: B
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 5. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm pháp luật thì sẽ bị
A. Cảnh cáo.
B. Giáo dục.
C. Xử lý nghiêm minh.
D. Đe dọa.
Đáp án đúng là: C
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh bằng các biện pháp chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự.
Câu 6. Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
A. Pháp luật dành cho tất cả mọi người còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
B. Pháp luật dành cho người trên 18 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
C. Pháp luật dành cho người trên 16 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
D. Pháp luật dành cho người phạm tội còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
Đáp án đúng là: A
Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là:
- Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, dành cho tất cả mọi người.
- Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Đáp án đúng là: A
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, bắt buộc đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (tính quy phạm phổ biến). Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
Câu 8. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.
D. Tính nhân văn.
Đáp án đúng là: A
Tính quy phạm phổ biến thể hiện ở việc pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, bắt buộc đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
Câu 9. Đặc điểm nào của pháp luật giúp phân biệt với quy phạm đạo đức?
A. Tính quy phạm pháp luật.
B. Tính quyền lực.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính bắt buộc chung.
Đáp án đúng là: B
Tính quyền lực là đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức, trong đó việc thực hiện chủ yếu dựa vào tính tự giác, người không thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức thì sẽ bị dư luận xã hội phê phán.
Câu 10. Pháp luật có vai trò trong đời sống xã hội?
A. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. Phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
C. Tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển tòan diện các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội...
Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
1. Khái niệm pháp luật
- Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tỉnh bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,
- Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
- Nhà nước ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm minh.
- Pháp luật bao gồm tất cả các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, bao gồm Hiến pháp, các luật và các văn bản dưới luật.
Một số bộ luật của Việt Nam
2. Đặc điểm của pháp luật
a) Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, bắt buộc đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
- Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Các quy tắc xử sự này bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, bất kì ai ở vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng phải xử sự theo.
b) Pháp luật có tính quyền lực
- Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
- Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung tại tòa
- Người vi phạm pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí, áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả biện pháp cưỡng chế.
- Việc xử lí này thể hiện quyền lực nhà nước và mang tính cưỡng chế.
- Tính quyền lực là đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức, trong đó việc thực hiện chủ yếu dựa vào tính tự giác, người không thực hiện đúng chuẩn mực đạo đức thì sẽ bị dư luận xã hội phê phán.
c) Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
- Nội dung của văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành
- Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp.
- Pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào.
3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ kinh tế rất đa dạng, cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật để mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển.
- Nhà nước quản lý kinh tế đất nước thông qua việc ban hành pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định cơ cấu kinh tế, các thành phần kinh tể của nền kinh tế quốc dân, quy định địa vị pháp lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế, quy định các loại thuế đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh,...
- Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, thông qua pháp luật, Nhà nước có điều kiện phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, mọi thành phần dân cư trong xã hội.
- Nhà nước quản lý xã hội về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, khoa học và công nghệ, thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật về từng lĩnh vực và kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
- Ở nước ta, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp, được cụ thể hoá trong các luật về dân sự, đầu tư, doanh nghiệp, thuế, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân và gia đình giáo dục,... trong đó quy định về nội dung, cách thức thực hiện quyền công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Thông qua pháp luật, nhân dân được thực hiện quyền của mình.
- Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thông qua các luật về dân sự, hình sự, hành chính, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lí hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Người dân có quyền khiếu nại/ tố cáo khi phát hiện sai phạm của cá nhân/ tổ chức khác