Bộ 10 đề thi giữa kì 1 KTPL 12 Cánh diều có đáp án năm 2024

543

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Kinh tế Pháp luật 12 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 KTPL 12 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là

A. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).  

B. Chỉ số phát triển con người (HDI).

C. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 2. Một trong những vai trò của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là 

A. kích thích, điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

B. điều tiết quy mô sản xuất giữa các ngành trong nền kinh tế. 

C. cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. 

D. kiểm soát, bình ổn hàng hoá, dịch vụ.

Câu 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh

A. mức tăng chỉ số HDI của thời kì này so với thời kì trước.

B. mức tăng GNI bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước. 

C. mức tăng GDP bình quân đầu người của thời kì này so với thời kì trước. 

D. mức tăng GDP hoặc GNI của thời kì này so với thời kì trước.

Câu 4. Chi tiêu nào dưới đây phản ánh tăng trưởng kinh tế?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Các chỉ số phát triển con người như sức khỏe, giáo dục. 

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt lượng của một nền kinh tế.

B. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế. 

D. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi cả về chất và lượng của một nền kinh tế.

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.

B. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế. 

D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.

Câu 7. Phát triển kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người có sự sụt giảm.

C. Tổng sản phẩm quốc nội có sự sụt giảm mạnh mẽ, nhanh chóng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp; giảm tỉ trọng ngành công nghiệp.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây phản ánh sự phát triển kinh tế của một quốc gia?

A. Tiến bộ xã hội.

B. Tăng quy mô dân số.

C. Loại bỏ ngành nông nghiệp.

D. Tăng khoảng cách giàu - nghèo.

Câu 9. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới được hiểu là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. hội nhập kinh tế.

D. nhiệm vụ kinh tế.

Câu 10. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia phải dựa trên cơ sở

A. lợi ích cá nhân và áp đặt rào cản thương mại. 

B. lợi ích cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc riêng. 

C. cùng có lợi và tuân thủ các quy định riêng.

D. cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước.

B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.

C. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài. 

D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 12

Thông tin. Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngoài việc thực hiện 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam còn kí kết FTA song phương với Israel (VIFTA) và hoàn tất đàm phán với UAE mở ra cánh cửa thị trường Trung Đông, với quy mô GDP khoảng 2 000 tỉ USD.

(Theo: Báo Mới, “Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023”, ngày 02/01/2024) 

Câu 12. Việc Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tế với Israel (VIFTA) thể hiện cấp độ nào của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Cấp độ song phương. 

B. Cấp độ đa phương.

C. Cấp độ khu vực.

D. Cấp độ toàn cầu.

Câu 13. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác song phương là hợp tác được kí kết giữa

A. 2 quốc gia.        

B. 3 quốc gia.   

C. 4 quốc gia.

D. 5 quốc gia.

Câu 14. Xác định hình thức hội nhập kinh tế trong đoạn thông tin sau?

Thông tin. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều thành viên tham gia. Tính đến năm 2020, WTO có 164 quốc gia thành viên. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ năm 2007. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu. Sau hơn 15 năm Việt Nam gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 6 lần.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 20

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế khu vực. 

C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

D. Hội nhập kinh tế đa phương.

Câu 15. Đầu tư quốc tế được chia thành hai hình thức chủ yếu là

A. thanh toán và tín dụng quốc tế.

B. xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.

C. đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

D. đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam?

A. Siết chặt hàng rào thuế quan để bảo hộ thị trường nội địa. 

B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.

C. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Câu 17. Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau:

Thông tin. …. là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được hưởng bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. 

A. Bảo hiểm.

B. Quản trị rủi ro.

C. Chứng khoán.

D. Đầu tư tài chính.

Câu 18. Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội có 2 loại hình là

A. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

B. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội thương mại.

C. bảo hiểm xã hội thương mại và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

D. bảo hiểm xã hội đơn phương và bảo hiểm xã hội toàn diện.

Câu 19. Loại hình bảo hiểm nào sau đây không thuộc bảo hiểm thương mại?

A. Bảo hiểm tài sản.

B. Bảo hiểm nhân thọ.

C. Bảo hiểm xã hội.

D. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Câu 20. Với loại hình bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Tổng tài sản khi tham gia.

B. Mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

C. Địa vị xã hội khi tham gia.

D. Nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội.

Câu 21. Hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động - đó là nội dung của chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm.

Câu 22. Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân… - đó là một trong những nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

Câu 23. Chính sách an sinh xã hội nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?

Thông tin. Theo Niên giám thống kê 2022, chính sách việc làm của Việt Nam đã hỗ trợ người lao động có việc làm và thu nhập, chất lượng cuộc sống nâng lên. Năm 2022, lao động có việc làm trong các ngành kinh tế đạt 50,6 triệu người. Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,21%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 55 961 000 đồng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3%.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 33

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D.  Chính sách việc làm, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo.

Câu 24. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 28 tỉnh, thành phố hỗ trợ cho trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 (mức 05 triệu đồng/trẻ em) và 124 triệu đồng cho 124 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức 01 triệu đồng/trẻ em).

Thông tin trên đề cập đến nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách trợ giúp xã hội.

D. Chính sách về dịch vụ xã hội cơ bản.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Phát triển bền vững là mục tiêu cuối cùng của các chính sách kinh tế xã hội ở Việt Nam. Mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững không chỉ dựa vào sự gia tăng sản lượng mà còn yêu cầu bảo đảm cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, tức là kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đã trở thành một chiến lược quốc gia. Phát triển bền vững cũng yêu cầu các ngành kinh tế phải được cải thiện về hiệu suất sử dụng tài nguyên và hạn chế phát thải khí nhà kính.

(Theo: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, “Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, ngày 5/12/2022)

A. Tăng trưởng kinh tế bền vững chỉ dựa vào sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế.

B. Phát triển bền vững đòi hỏi sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

C. Tăng trưởng xanh là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

D. Các ngành kinh tế phải cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và hạn chế phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Nhờ hội nhập, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt trên 800 tỉ USD. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức về cạnh tranh, bảo vệ lợi ích quốc gia và doanh nghiệp nội địa.

A. Hội nhập kinh tế giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn và công nghệ từ nước ngoài. 

B. Hội nhập không ảnh hưởng nhiều đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. 

C. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt trên 800 tỉ USD. 

D. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia.

Câu 3. Đọc trường hợp sau:  

Trường hợp. Ông X là chủ một xưởng sản xuất cơ khí và tham gia bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng với một công ty bảo hiểm được 2 năm. Một thời gian ngắn sau đó, nhà xưởng của ông chẳng may gặp hoả hoạn. Sau khi hoàn thành các thủ tục, hồ sơ cần thiết theo quy định, ông X được công ty bảo hiểm bồi thường theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Số tiền bồi thường mà ông X nhận được lớn hơn nhiều so với phí bảo hiểm đã đóng, giúp ông khắc phục hậu quả và tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công ty bảo hiểm, số tiền thu được từ phi đóng của ông X và các khách hàng khác tạo thành số vốn dài hạn để đầu tư và chi trả cho các trường hợp gặp rủi ro như ông X.

A. Loại hình mà ông X tham gia là bảo hiểm thương mại.

B. Việc ông X nhận được số tiền bồi thường lớn hơn số phí đã đóng không khiến công ty bảo hiểm bị thiệt vì bảo hiểm thương mại hoạt động theo nguyên tắc “số đông bù số ít”.

C. Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm hoạt động vì mục đích nhân đạo. 

D. Hình thức phân phối của bảo hiểm thương mại có tính đồng đều cho tất cả các khách hàng tham gia. 

Câu 4. Đọc thông tin sau:

Thông tin: Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Theo báo cáo năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn dưới 2% nhờ vào các chương trình hỗ trợ như trợ cấp xã hội, đào tạo nghề và cho vay ưu đãi. Trong đó, hơn 1 triệu người đã tham gia các khóa đào tạo nghề miễn phí, giúp họ có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, chương trình bảo vệ quyền lợi người lao động cũng đã được triển khai, bảo đảm các quyền lợi về lương và chế độ phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp. Chính phủ cũng cam kết tiếp tục đầu tư cho các chương trình an sinh xã hội trong những năm tới.

A. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 2% nhờ vào các chương trình hỗ trợ của Chính phủ.
B. Chương trình đào tạo nghề miễn phí chỉ phục vụ cho những người có thu nhập cao.
C. Hơn 1 triệu người đã tham gia các khóa đào tạo nghề miễn phí trong năm 2023.
D. Chính phủ không có kế hoạch đầu tư cho các chương trình an sinh xã hội trong tương lai.

ĐÁP ÁN

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-D

4-D

5-D

6-C

7-A

8-A

9-C

10-D

11-A

12-A

13-A

14-C

15-C

16-A

17-A

18-A

19-C

20-B

21-B

22-D

23-D

24-C

           

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Sai

Đúng

Đúng

Đúng

Câu 2

Đúng

Sai

Đúng

Đúng

Câu 3

Đúng

Đúng

Sai

Sai

Câu 4

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Đề thi giữa kì 1 KTPL 12 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Chuyển dịch kinh tế.

Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

C. Các chỉ số phát triển con người như sức khỏe, giáo dục.

D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 3. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại thể hiện ở sự gia tăng tỉ trọng của các ngành nào trong GDP?

A. Công nghiệp và nông nghiệp.

B. Nông nghiệp và dịch vụ.

C. Công nghiệp và dịch vụ.

D. Nông nghiệp và thương mại.

Câu 4. Thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện (sức khoẻ, tri thức, thu nhập) là nói đến chỉ số phát triển

A. quốc gia.

B. khu vực.

C. kinh tế.

D. con người.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.

B. Làm cho mức thu nhập của dân cư tăng.

C. Giảm bớt tình trạng đói nghèo.

D. Tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu 6. Để tạo điều kiện cho mọi người đều có việc làm và thu nhập ổn định, có cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ..., Nhà nước kiên trì theo đuổi mục tiêu

A. đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.

B. đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ.

C. ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo.

D. tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Câu 7. Chính phủ Việt Nam thường căn cứ vào những số liệu, đánh giá, báo cáo tổng hợp về nền kinh tế của cơ quan nào để đề ra những giải pháp phát triển kinh tế?

A. Tổng cục Dân số.

B. Tổng cục Thống kê.

C. Hội Bảo vệ người tiêu dùng.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 8. “Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển bền vững” - nhận định trên được thể hiện thông qua việc: tăng trưởng kinh tế góp phần

A. thu hẹp không gian sản xuất.

B. nâng cao phúc lợi cho người dân.

C. hạ thấp một số giá trị truyền thống.

D. tạo ra áp lực về cân bằng sinh thái.

Câu 9. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới được hiểu là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. hội nhập kinh tế.

D. nhiệm vụ kinh tế.

Câu 10. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia phải dựa trên cơ sở

A. lợi ích cá nhân và áp đặt rào cản thương mại.

B. lợi ích cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc riêng.

C. cùng có lợi và tuân thủ các quy định riêng.

D. cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

B. Tạo điều kiện để xóa bỏ sự chênh lệch giàu - nghèo.

C. Góp phần nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư.

D. Loại bỏ mọi nguy cơ mất ổn định kinh tế - chính trị.

Câu 12. Đoạn thông tin sau đây cho thấy: hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cơ hội nào cho Việt Nam?

Thông tin. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, với việc quan hệ hợp tác cùng nhiều quốc gia, tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và toàn cầu, kí kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các dịch vụ quốc tế,... tạo động lực để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại đồng thời không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12- bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.19

A. Việt Nam có cơ hội tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

B. Việt Nam đã giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

C. Việt Nam đã xóa bỏ được sự chênh lệch giàu - nghèo.

D. Việt Nam đã trở thành “con rồng” của kinh tế châu Á.

Câu 13. Đoạn thông tin sau đề cập đến hình thức hội nhập kinh tế nào?

Thông tin. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) được các Bộ trưởng kinh tế của bảy nước thành viên ASEAN kí vào ngày 23 - 4 - 2019 và có hiệu lực từ ngày 5 - 4 - 2021. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN thiết lập các khuôn khổ để thực hiện các cam kết tự do hóa, giảm các rào cản phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ, tạo nền tảng pháp lí vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thương mại dịch vụ trong khu vực.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 21

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế khu vực.

C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

D. Hội nhập kinh tế đa phương.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hình thức hội nhập kinh tế khu vực?

A. Là quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực.

B. Là hợp tác kí kết giữa hai quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

C. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức xã hội.

D. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu.

Câu 15. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu được gọi là

A. hội nhập toàn cầu.

B. hợp tác khu vực.

C. hội nhập song phương.

D. hội nhập địa phương.

Câu 16. Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm nào?

A. 1996.

B. 1997.

C. 1998.

D. 2000.

Câu 17. Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội có 2 loại hình là

A. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

B. bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội thương mại.

C. bảo hiểm xã hội thương mại và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

D. bảo hiểm xã hội đơn phương và bảo hiểm xã hội toàn diện.

Câu 18. Bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm là đặc điểm của loại hình bảo hiểm nào sau đây?

A. Bảo hiểm thương mại.

B. Bảo hiểm xã hội.

C. Bảo hiểm y tế.

D. Bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 19. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về hoạt động bảo hiểm?

A. Là hoạt động chuyển giao rủi ro giữa bên tham và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.

B. Bên tham gia đóng phí cho tổ chức bảo hiểm để được chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

C. Bảo hiểm ra đời giúp con người chuyển giao rủi ro, chia sẻ rủi ro, khắc phục hậu quả tổn thất.

D. Là hoạt động loại trừ rủi ro giữa bên tham gia và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.

Câu 20. Đoạn thông tin dưới đây thể hiện vai trò gì của bảo hiểm?

Thông tin. Theo số liệu thống kê trên Cổng Thông tin giám định Bảo hiểm y tế từ ngày 01/01/2021 đến ngày 02/7/2021, cả nước có 75,58 triệu lượt khám, chữa bệnh với số tiền đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán là trên 48 774 tỉ đồng. Trong đó có: hơn 68,6 triệu lượt khám, chữa bệnh ngoại trú với số tiền đề nghị thanh toán là trên 18 740 tỉ đồng; gần 7 triệu lượt khám, chữa bệnh nội trú với số tiền đề nghị thanh toán là trên 30 033 tỉ đồng.

A. Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư.

B. Là một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

C. Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

D. Góp phần ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho con người.

Câu 21. Hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. An sinh xã hội.

B. Trật tự xã hội.

C. Phúc lợi xã hội.

D. Trợ cấp xã hội.

Câu 22. Chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam?

A. Chính sách hỗ trợ việc làm.                          

B. Chính sách trợ giúp xã hội.

C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp.

Câu 23. Việc nhà nước đầu tư kinh phí để phát triển hệ thống nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách giải quyết việc làm.

D. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây là sai về vai trò của an sinh xã hội?

A. Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội.

B. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

C. Duy trì ổn định xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

D. Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng - Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người là hai mặt của quá trình phát triển nền kinh tế. Trong đó, tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua tiêu chí tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người), là điều kiện cần để thực hiện phát triển con người, bao gồm cơ hội phát triển và năng lực phát triển của con người. Phát triển con người được phản ánh qua Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những mục tiêu cuối cùng của phát triển. Con người càng phát triển, sẽ có tác động ngược trở lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

(Theo: Tạp chí Cộng sản, “Tác động của phát triển kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, ngày 29/8/2019)

A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người) là biểu hiện của chỉ tiêu tăng trưởng về con người.

B. Nhà nước tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm mục đích tăng mức sống trung bình của người dân.

C. Nhà nước căn cứ vào thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện để đo lường chỉ số phát triển con người.

D. Nâng cao dân trí sẽ tác động thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin 1. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2023, lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,8 % tổng mức và tăng 14,7 % so với năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỉ đồng và tăng 52,5 % so với năm trước.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023, du lịch Việt Nam tăng tốc, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, ngày 20/12/2023)

Thông tin 1. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là gần 160 nghìn lao động. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối hơn 3 tỉ USD/năm.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023: Gần 160 nghìn lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, ngày 12/01/2024)

A. Một trong các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là dịch vụ thu ngoại tệ.

B. Dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, xuất, nhập khẩu lao động.

C. Tác động tiêu cực của dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam là làm gia tăng nợ nần, tạo ra rủi ro tài chính.

D. Dịch vụ thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

Câu 3. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau: 

Trường hợp. Tháng 9/2024, ông K (62 tuổi) nhận quyết định nghỉ hưu sau một thời gian dài gắn bó với công ty P. Lúc này, tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc của ông K là 18 năm 6 tháng. Ông K quyết định tự bỏ số tiền hơn 40 triệu đồng, đóng BHXH tự nguyện khoảng thời gian còn lại (1 năm 6 tháng) để được hưởng lương hưu.

Biết chuyện này, bà X (hàng xóm của ông K) thắc mắc: “Bác đóng BHXH tận mười mấy năm, rút bảo hiểm một lần cũng được hơn trăm triệu đồng rồi. Giờ bác lại bỏ ra số tiền lớn thế, chỉ để mỗi tháng nhận vài triệu bạc lương hưu thôi ư?” Ông K cười đáp: “Bà ạ, hồi năm 2005, tôi cũng đã từng rút bảo hiểm một lần rồi. Số tiền nhận khi đó cũng giúp tôi làm được một vài việc, nhưng chẳng được lâu dài. Đến hồi năm 2006, tôi đi làm trở lại, gắn bó với công ty P từ đó cho tới lúc nghỉ hưu. Tôi đã suy nghĩ, rút kinh nghiệm lần trước nên đã quyết định đóng BHXH tự nguyện số năm còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí. Tiền lương hưu hàng tháng cũng đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, mình còn được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Khổ, lớn tuổi rồi sức khỏe giảm sút, có khi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Tôi ngẫm thấy, việc tôi làm bảo đảm quyền lợi hơn cho bản thân mình”.

A. Ông K quyết định đóng một lần số năm còn thiếu đề hưởng chế độ hưu trí là phù hợp.

B. Rút bảo hiểm xã hội một lần là việc cần cân nhắc kỹ lưỡng với mọi công dân vì quyền lợi.

lâu dài.

C. Ngoài chế độ hưu trí, ông K còn được hưởng thêm trợ cấp ốm đau, thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế.

D. Việc linh hoạt đóng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện thể hiện chính sách ưu việt của nhà nước.

Câu 4. Đọc thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 32

A. Chính sách trợ giúp xã hội được thể hiện qua thông tin trên.

B. Thông tin trên đề cập đến chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.

C. Cả 2 chính sách: trợ giúp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp đột xuất cho người dân gặp rủi ro… đều được đề cập đến trong thông tin trên.

D. Chính sách an sinh xã hội chỉ được tiến hành thông qua hoạt động cộng đồng của các lực lượng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…).

Đánh giá

0

0 đánh giá