Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.
Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
1. Hội đồng nhân dân
a) Chức năng của Hội đồng nhân dân
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí. nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như:
+ Các biện pháp để phát triền kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền;
+ Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn, và thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của cấp trên.
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân.
- Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các uỷ viên.
c) Hoạt động của của Hội đồng nhân dân
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân do luật định. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân.
2. Ủy ban nhân dân
a) Chức năng của Ủy ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
b) Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân gồm:
+ Chủ tịch
+ Phó Chủ tịch
+ Các uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn (Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hoá và Thông tin....)
+ Uỷ viên phụ trách công an
+ Uỷ viên phụ trách quân sự.
c) Hoạt động của của Ủy ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo luật định. Mỗi tháng ủy ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất
- Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
Hội đồng nhân dân huyện Hoằng Hóa đã họp thống nhất nội dung tổ chức kỳ họp thứ sáu Hội đồng nhân dân huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2016-2021
Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Câu 1. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Hội đồng nhân dân?
A. Mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất.
B. Quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận
C. Biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), theo đó Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi có việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
Câu 2. Cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã gọi là gì?
A. Hội đồng nhân dân.
B. Hợp tác xã.
C. Uỷ ban nhân dân.
D. Viện kiểm sát.
Đáp án đúng là: C
Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính thuộc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Ủy ban nhân dân?
A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Câu 4. Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân bao gồm những bộ phận nào?
A. Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
B. Các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn.
C. Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Uỷ ban nhân dân gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn (Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; Tài nguyên và Môi trường Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hoá và Thông tin,... ), Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Uỷ ban nhân dân?
A. Họp thường kì mỗi tháng một lần.
B. Học chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
C. Quyết định các vấn đề tại phiên họp bảng hình thức biểu quyết.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hoạt động của Uỷ ban nhân dân được quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), theo đó Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng một lần và học chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bảng hình thức biểu quyết.
Câu 6. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân gọi là gì?
A. Hội đồng nhân dân.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Hợp tác xã.
D. Hội phụ nữ.
Đáp án đúng là: A
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Câu 7. Hội đồng nhân dân quyết định vấn đề nào sau đây?
A. Các biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
B. Các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm.
C. Các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như: các biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền,...
Câu 8. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do ai bầu ra?
A. Quốc hội bầu ra.
B. cử tri ở địa phương bầu ra.
C. Chính phủ bầu ra.
D. Viện kiểm sát bầu ra.
Đáp án đúng là: B
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.
Câu 9. Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm mấy bộ phận chính?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Đáp án đúng là: A
Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm hai bộ phận chính: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
Câu 10. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm những ai?
A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
D. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
Đáp án đúng là: C
Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân