Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã

1.1 K

Với giải Bài tập 17 trang 50 SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Bài tập 17 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã; mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân; loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; loại hình doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Trả lời: 

* Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã

Quyền hạn quyết định của thành vien

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Người đại diện theo pháp luật

Chủ hộ kinh doanh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức

Chủ hộ kinh doanh, thành viên

Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Căn cứ phân chia lợi nhuận

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Quyền và trách nhiệm tài sản

Chịu trách nhiệm vô hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Quyền khắc và

sử dụng

con dấu

Không được khắc dấu

Được quyền khắc và sử dụng con dấu

* Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân;

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Bản chất

- Là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ do cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ (không phải doanh nghiệp)

Là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

Chủ thể

thành lập

- Cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- (Hoặc) Một số hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh

- Do một cá nhân đủ 18 tuổi,  có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài làm chủ.

Quy mô

Kinh doanh

- Sử dụng dưới 10 lao động

- Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm

- Lớn hơn hộ kinh doanh

- Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động

Đăng kí

kinh doanh

- Tùy từng trường hợp mới cần phải đăng kí kinh doanh

- Thực hiện đăng kí kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu

- Luôn bắt buộc phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp

- Thực hiện đăng kí kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và con dấu

Cơ cấu tổ chức

Quản lí

Không có hệ thống tổ chức quản lí rõ ràng

Cơ cấu quản lí chặt chẽ hơn hộ kinh doanh. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh

Chuyển nhượng

Không được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác

- Có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Giải thể

- Không áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

- Áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

* Sự khác nhau giữa loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân;

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

 

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: điện, xổ số kiến thiết...

Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp.

* Sự khác nhau giữa: công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

 

Công ty cổ phần

Công TNHH hai thành viên trở lên

Số lượng

thành viên

- Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa.

Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Cấu trúc vốn

Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.

Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau.

Góp vốn

- Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

Huy động vốn

Được phát hành cổ phiếu.

Không được phát hành cổ phiếu.

Chuyển nhượng vốn

Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông).

Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty).

Cơ cấu tổ chức công ty

- Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);

- Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

- Có một mô hình gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát).

* Sự khác nhau giữa: doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH một thành viên.

Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

 Chủ sở hữu

- Cá nhân

Tổ chức, cá nhân

 Điều khoản ràng buộc

- Có

- Không có

 Vốn điều lệ

- Góp đủ ngay khi đăng ký

- Góp đủ trong thời hạn 90 ngày

 Tài sản công ty và tài sản chủ sở hữu

- Không tách biệt

- Tách biệt

 Chịu trách nhiệm tài sản

- Vô hạn

- Hữu hạn

 Khả năng huy động vốn

- Hạn chế

- Đa dạng

 Tư cách pháp nhân

- Có 

- Không

 Quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp

- Không có

- Có

 Tăng, giảm vốn điều lệ

- Không có điều kiện

- Có điều kiện

 Cơ cấu tổ chức, quản lý

- Có 1 mô hình

- Có 2 mô hình

Xem thêm lời giải sách bài tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 44 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh dưới đây và nguồn lực cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó...

Bài tập 2 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh và cho biết vai trò của mỗi nguồn lực đó...

Bài tập 3 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các mô hình sản xuất kinh doanh và cho biết đặc điểm của mỗi mô hình...

Bài tập 4 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sản xuất kinh doanh?...

Bài tập 5 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình?...

Bài tập 6 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mô hình kinh tế nào dưới đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên?...

Bài tập 7 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mô hình kinh tế hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính chất nào dưới đây...

Bài tập 8 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là loại hình doanh nghiệp nào dưới đây?...

Bài tập 9 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của cổ đông?...

Bài tập 10 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?...

Bài tập 11 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy lấy ví dụ cụ thể về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và chia sẻ những điều em biết về việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó...

Bài tập 12 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?...

Bài tập 13 trang 48 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí thông tin...

Bài tập 14 trang 49 SBT Kinh tế pháp luật 10: Gia đình ông X có 4 thành viên đầu tư xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) trên diện tích hơn 5.000m, tổng kinh phi đầu tư hoàn thiện mô hình kinh tế của gia đình ông khoảng 300 triệu đồng. Thu nhập từ chăn nuôi lợn, gia cầm được ông dùng để quay vòng đầu tư tái sản xuất và mở rộng chuồng trại. Phế phẩm chăn nuôi dùng làm thức ăn cho cá và ủ làm phân bón cho cây. Gần đây, năm bắt nhu cầu thực phẩm sạch của các hộ gia đình ở thành phố, ông mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh nông sản sạch. Với mô hình kinh tế tổng hợp VAC phát triển ổn định, sau khi trừ các khoản chi phi gia đình ông X thu nhập từ 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm...

Bài tập 15 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10Giang và Dũng thảo luận với nhau về mô hình kinh tế hợp tác xã...

Bài tập 16 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10Những năm gần đây ở địa phương của A đẩy mạnh phong trào trồng dưa lưới trong nhà mảng, một số hộ gia đình đã bước đầu thành công trong sản xuất kinh doanh. A mong muốn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến kĩ thuật nông nghiệp để sau này có thể phát triển mô hình trồng dưa lưới và các loại cây trồng khác. Khi biết được xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của A, bố mẹ và bạn bè khuyên A không nên học ngành này vì vất vả, không có tương lai...

Bài tập 18 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu xu hướng sản xuất kinh doanh thích hợp với hộ gia đình trong thời gian tới và chia sẻ với các bạn trong lớp...

Bài tập 19 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy giới thiệu một mô hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã ở địa phương nơi em sinh sống và cho biết lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ý nghĩa, hiệu qua của mô hình này...

Bài tập 20 trang 50 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là công dân học sinh, em hãy tìm hiểu các mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự lựa chọn của mình...

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 6: Thuế

SBT KTPL 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

SBT KTPL 10 Bài 8: Tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Đánh giá

0

0 đánh giá