Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 10.
Lịch sử lớp 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
A.Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13:Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
I. Cơ sở tự nhiên
1. Vị trí địa lí
- Đông Nam Á là khu vực có diện tích khoảng 4,5 triệu km, nằm ở phía đôngnam châu Á.
- Ngày nay gồm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo.
- Đông Nam Á là giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu kinh tế quốc tế.
Lược đồ khu vực Đông Nam Á ngày nay
2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình Đông Nam Á gồm hai bộ phận:
+ Đông Nam Á lục địa: bị chia cắt bởi các dãy núi, giữa các dãy núi là các thung lũng rộng, màu mỡ. Nơi đây có hệ thống sông ngôi dày đặc như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam,... lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn.
+ Đông Nam Á hải đảo: nơi tập trung nhiều đảo lớn và đồi núi. Một số đồng bằng ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra,… có thêm các khoáng chất từ dung nham núi lửa được phong hóa.
- Khí hậu:
+ Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Gió mùa kèm theo mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của con người.
II. Cơ sở xã hội
1. Cư dân, tộc người
- Cư dân:
+ Thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen.
+ Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á.
- Tộc người:
+ Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc.
+ Các dân tộc có nhiều nét gần gũi, tương đồng trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á.
+ Cộng đồng dân cư sống gắn kết trên cơ sở gia đình, dòng họ và làng xã.
2. Tổ chức xã hội
- Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.
- Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.
- Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội).
III. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ
1. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
- Văn hoá Trung Quốc được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác nhau.
- Từ khoảng thế kỉ III TCN - thế kỉ II TCN, Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống Đông Nam Á, tạo ra sự tiếp xúc văn hoá cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hoá.
- Nho giáo, Đạo giáo được du nhập, trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hoá của cư dân Đông Nam Á.
- Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á cũng góp phần lan toả các giá trị văn hoá và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này.
Giáo dục Nho học ở Việt Nam thời phong kiến
2. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ
- Văn hoá Ấn Độ theo chân các thương gia và tu sĩ được truyền đến Đông Nam Á.
- Tôn giáo, chữ viết, nghệ thuật và các thành tựu khác của văn hoá Ấn Độ được tiếp nhận ở nhiều quốc gia Đông Nam Á thời cổ.
- Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ thúc đẩy quá trình phân hoá xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành bản sắc văn hoá Đông Nam Á.
- Chữ viết của Ấn Độ được một số quốc gia cố ở Đông Nam Á lấy làm cơ sở để sáng tạo chữ viết riêng.
- Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
Chùa Vat Xiêng Thông ở thành phố Luông Pha-băng (Lào)
- Tuy nhiên, dù tiếp nhận văn hoá Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á vẫn giữ được những nét văn hoả riêng, độc đáo của mình.
B.Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 13:Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
Câu 1. Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nào?
A. Hàn đới.
B. Ôn đới.
C. Cận nhiệt gió mùa.
D. Gió mùa nóng ẩm.
Đáp án đúng là: D
Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng ẩm. Gió mùa kèm theo mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của con người. (SGK - Trang 78)
Câu 2. Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Hồng.
C. Sông Nin.
D. Sông Mê Nam.
Đáp án đúng là: C
Sông Nin nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, là nơi khởi nguồn của văn minh Ai Cập cổ đại, do đó, con sông này không chảy qua Đông Nam Á.
Câu 3. Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của hai đại chủng tộc nào sau đây?
A. Nê-grô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
B. Ơ-rô-pê-ô-ít và Môn-gô-lô-ít.
C. Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
D. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
Đáp án đúng là: C
Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen. (SGK - Trang 78)
Câu 4. Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là
A. Hán và Mông Cổ.
B. Miến và Khơ-me.
C. Mông - Dao và Nam Á.
D. In-đô-nê-diên và Nam Á.
Đáp án đúng là: D
Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là In-đô-nê-diên và Nam Á. (SGK - Trang 78)
Câu 5. Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Đáp án đúng là: C
Sự đa dạng về sắc tộc ở Đông Nam Á đã góp phần sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.
Câu 6. Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 10 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 12 quốc gia.
D. 13 quốc gia.
Đáp án đúng là: B
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Đông Ti-mo. (SGK - Trang 78)
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Đáp án đúng là: A
Đông Nam Á là giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu kinh tế quốc tế. (SGK - Trang 78)
Câu 8. Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh
A. nông nghiệp lúa nước.
B. thương nghiệp đường biển.
C. thương nghiệp đường bộ.
D. thủ công nghiệp đúc đồng.
Đáp án đúng là: A
Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh nông nghiệp lúa nước. (SGK - Trang 77)
Câu 9. Địa hình Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào sau đây?
A. Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á ven biển.
B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
C. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á hải đảo.
D. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á cao nguyên.
Đáp án đúng là: B
Địa hình Đông Nam Á bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. (SGK - Trang 78)
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
B. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn.
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo.
Đáp án đúng là: D
Đông Nam Á lục địa bị chia cắt bởi các dãy núi, giữa các dãy núi là các thung lũng rộng, màu mỡ. Nơi đây có hệ thống sông ngòi dày đặc như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam,… lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn. (SGK - Trang 78)
Câu 11. Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Đáp án đúng là: A
Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ. Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ. Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội). (SGK - Trang 79)
Câu 12. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
Đáp án đúng là: B
Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
Câu 13. Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á từ thời cổ đại?
A. Hin-đu giáo.
B. Nho giáo.
C. Hồi giáo.
D. Cơ Đốc giáo.
Đáp án đúng là: B
Từ thời cổ đại, thông qua con đường cưỡng bức và giao thoa văn hóa, Nho giáo được du nhập vào Đông Nam Á và trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hóa của cư dân khu vực này. (SGK - Trang 79)
Câu 14. Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á thông qua
A. các thợ thủ công.
B. các thương gia và tu sĩ.
C. quý tộc và tăng lữ.
D. các nhà sư và giáo sĩ.
Đáp án đúng là: B
Văn hóa Ấn Độ theo chân các thương gia và tu sĩ được truyền đến Đông Nam Á. (SGK - Trang 79)
Câu 15. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Đáp án đúng là: A
Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đã góp phần củng cố nền văn hóa truyền thống và làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
LT Lịch sử 10 Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
LT Lịch sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
LT Lịch sử 10 Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
LT Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
LT Lịch sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm–pa