Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024): Văn minh Chăm–pa

10.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Bài 16: Văn minh Chăm–pa sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 10.

Lịch sử lớp 10 Bài 16: Văn minh Chăm–pa

A.Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 16:Văn minh Chăm–pa

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình:

+ Phía tây là dãy Trường Sơn

+ Phía đông là biển đảo

+ Xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở.

- Tác động:

+ Khó khăn: khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.

+ Thuận lợi: lâm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt.

2. Dân cư và xã hội

a. Dân cư

- Gồm hai bộ tộc chính: bộ tộc Dừa (Na-ri-kê-la-vam-sa) và bộ tộcCau (Kra-mu-ka-vam-sa) được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo

b. Xã hội

- Chế độ mẫu hệ.

- Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía tây).

3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

- Từ thời văn hóa Sa Huỳnh (khoảng thế kỉ V TCN), thông qua tầng lớp thường nhân, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vàoChăm-pa.

- Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Tổ chức nhà nước

- Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Chăm-pa chống lại ách đô hộ của nhà Hán giành thắng lợi, thành lập nhà nước Lâm Ấp, tiền thân của nhà nước Chăm-pa.

- Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:

+ Đứng đầu là vua, theo chế độ cha truyền con nối.

+ Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan van, một đứng đầu ngạch quan võ).

+ Ở cấp địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu – huyện – làng.

2. Chữ viết

- Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ, gọi là A-kha Ha-y-áp.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Văn minh Chăm–pa

Chữ Chăm cổ được khắc trên bia đá

- Sau hơn 1.000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.

3. Đời sống vật chất

a. Hoạt động kinh tế

- Trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải; rồng được các loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn.

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền,…

- Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế.

b. Văn hóa ăn, mặc, ở

- Cư dân sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa.

- Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quần váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Văn minh Chăm–pa

Trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm

- Bữa ăn hàng ngày của cư dân Chăm thương là cơm, rau và cá.

4. Đời sống tinh thần

a. Văn học

- Văn học dân gian: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố,... Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.

- Văn học viết: trường ca, gia huấn ca và thơ triết lí, thơ trữ tình,… được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.

b. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.

- Tôn giáo:

+ Ấn Độ giáo: trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa từ thế kỉ III.

+ Phật giáo Đại thừa: phát triển trong hai thế kỉ IX và X.

+ Hồi giáo: du nhập vào Chăm-pa từ thế kỉ XII - XIV, hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Văn minh Chăm–pa

Tháp Bà Pô Na-ga (Nha Trang, Khánh Hòa)

c. Nghệ thuật

- Kiến trúc, điêu khắc

+ Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn vươn lên cao.

+ Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá.

+ Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khác cổ Chăm-pa.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Văn minh Chăm–pa

Tháp Chăm ở Bình Thuận

- Âm nhạc

+ Âm nhạc và ca múa không thể thiếu trong sinh hoạt cộng động và các dịp lễ hội truyền thống như Ri-gia Nư-ga, Ka-tê, Ri-gia Pra-ung.

+ Chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo như trống gi-neng, trống pa-ra-nưng, chiêng, kèn xa-ra-nai, lục lạc, dàn ka-nhi,...

- Phong tục tập quán

+ Nghi lễ cưới hỏi của người Chăm chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.

+ Tập tục tang ma có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.

B.Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16:Văn minh Chăm–pa

Câu 1. Văn minh Chăm-pa bắt nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Óc Eo.

C. Văn hóa Hạ Long.

D. Văn hóa Sa Huỳnh.

Đáp án đúng là: D

Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa Sa Huỳnh. (SGK - Trang 95)

Câu 2. Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?

A. Văn minh Ai Cập.

B. Văn minh Ấn Độ.

C. Văn minh Hy Lạp.

D. Văn minh Trung Hoa.

Đáp án đúng là: B

Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Từ thời văn hoá Sa Huỳnh (khoảng thế kỉ V TCN), thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa. Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ. (SGK - Trang 95)

Câu 3. Nhà nước Chăm-pa theo thể chế nào sau đây?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Dân chủ đại nghị.

C. Dân chủ chủ nô.

D. Quân chủ chuyên chế.

Đáp án đúng là: D

Nhà nước Chăm-pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ). Ở cấp địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu - huyện - làng. (SGK - Trang 95)

Câu 4. Người có công lập ra nhà nước Chăm-pa là

A. Khu Liên.

B. Hùng Vương.

C. Thục Phán.

D. Lý Bí.

Đáp án đúng là: A

Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập từ tay nhà Hán của người Chăm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên vào năm 192 đã dẫn đến sự thành lập nhà nước Lâm Ấp, tiền thân của nhà nước Chăm-pa. (SGK - Trang 96)

Câu 5. Người Chăm cổ đã sáng tạo ra chữ cái của mình trên cơ sở tiếp thu loại chữ nào?

A. Chữ Hán.

B. Chữ La-tinh.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ Nôm.

Đáp án đúng là: C

Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ, gọi là A-kha Ha-y-áp. (SGK - Trang 96)

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?

A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.

B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.

C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.

D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.

Đáp án đúng là: C

Điều kiện tự nhiên của Chăm-pa: địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt là những bất lợi lớn của vùng đất này. Tuy nhiên, thiên nhiên cũng ưu đãi cho cư dân ở đây khá nhiều nguồn lợi: lâm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt. (SGK - Trang 95)

Câu 7. Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là

A. Dừa và Cau.

B. Hổ và Gấu.

C. Cam và Quýt.

D. Voi và Gấu.

Đáp án đúng là:A

Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung là người Chăm. (SGK - Trang 95)

Câu 8. Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ nào sau đây?

A. Mông - Dao.

B. Thái.

C. Nam Đảo.

D. Mường.

Đáp án đúng là: C

Cư dân Chăm cổ thuộc ngữ hệ Nam Đảo. (SGK - Trang 95)

Câu 9. Chế độ nào sau đây được bảo lưu lâu dài trong cộng đồng người Chăm?

A. Chế độ phụ hệ.

B. Chế độ mẫu hệ.

C. Chế độ vua - tôi.

D. Chế độ quan - dân.

Đáp án đúng là: B

Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân. (SGK - Trang 95)

Câu 10. Tổ chức xã hội của người Chăm được phân chia theo những yếu tố nào sau đây?

A. Tộc người và tín ngưỡng.

B. Tín ngưỡng và tôn giáo.

C. Lãnh thổ và tộc người.

D. Địa hình và địa bàn cư trú.

Đáp án đúng là:D

Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) - thành (trung tâm) - trung tâm tôn giáo (phía tây). (SGK - Trang 95)

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?

A. Nông nghiệp trồng lúa phát triển.

B. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng.

C. Buôn bán bằng đường biển phát triển.

D. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Đáp án đúng là: D

Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa: cư dân Chăm-pa trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải. Ở những thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm đã trồng được các loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền,... Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại, đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế. (SGK - Trang 96)

Câu 12. Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm-pa thường là

A. cá, rau và muối.

B. cơm, rau và cá.

C. rau, thịt và cá.

D. thịt, cá và tiêu.

Đáp án đúng là: B

Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm-pa thường là cơm, rau và cá. (SGK - Trang 96)

Câu 13. Sử thi của người Chăm-pa chịu ảnh hưởng của

A. thần thoại Ấn Độ.

B. sử thi Ai Cập.

C. thần thoại Hy Lạp.

D. sử thi Trung Hoa.

Đáp án đúng là: A

Văn học dân gian Chăm-pa đặc biệt phong phú về nhiều thể loại: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố,... Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo. (SGK - Trang 97)

Câu 14. Từ thế kỉ III, tôn giáo nào sau đây trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa?

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Ấn Độ giáo.

D. Cơ Đốc giáo.

Đáp án đúng là: C

Từ thế kỉ III, Ấn Độ giáo trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa. (SGK - Trang 97)

Câu 15. Loại hình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm là

A. đền tháp.

B. chùa chiền.

C. cung điện.

D. nhà thờ.

Đáp án đúng là: A

Loại hình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là đền tháp. Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn vươn lên cao. (SGK - Trang 98)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

LT Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

LT Lịch sử 10 Bài 16: Văn minh Chăm–pa

LT Lịch sử 10 Bài 17: Văn minh Phù Nam

LT Lịch sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

LT Lịch sử 10 Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

 

Đánh giá

0

0 đánh giá