SBT Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim | Giải SBT Hóa học lớp 9

2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 9 Bài 25: Tính chất của phi kim chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học Bài 25: Tính chất của phi kim

Bài 25.1 trang 30 SBT Hóa học 9: Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là :

A. Flo, oxi, clo ;                B. Clo, oxi, flo ;

C. Oxi, clo, flo ;                D. Clo, flo, oxi.

Lời giải:

Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là: Oxi, clo, flo

Đáp án C.

Bài 25.2 trang 30 SBT Hóa học 9: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Nhiều phi kim tác dụng với oxi thành oxit axit.

B. Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.

C. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.

D. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.

Lời giải:

Ví dụ:

2Cu + O2 → 2CuO

Đáp án C.

Bài 25.3 trang 30 SBT Hóa học 9:

a) Làm thế nào để so sánh độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim ? Cho thí dụ minh hoạ.

b) Hãy sắp xếp các phi kim sau theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học giảm dần : Br, Cl, F, I.

Lời giải:

a) Mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng với hiđro hoặc với kim loại. Thí dụ :

H2+F2trongbóngti2HF

 H2+Cl2ánhsánghocto2HCl

 F hoạt động hóa học mạnh hơn Cl.

b) Mức độ hoạt động hoá học giảm dần theo thứ tự sau : F > Cl > Br > I.

Bài 25.4 trang 30 SBT Hóa học 9: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. Xác định nguyên tố X.

Phương pháp giải:

Đặt công thức chung hợp chất của X và Hiđro. Tính toán % khối lượng theo công thức phân tử.

Lời giải:

Công thức hoá học của hợp chất có dạng XH3.

17,65% ứng với (3 x 1)đvC

%MH = 1.31.3+X100%=17,65%

=> X= 14

Nguyên tử X có nguyên tử khối là 14, vậy nguyên tố X là nitơ (N).

Bài 25.5 trang 30 SBT Hóa học 9: Thông thường, nguyên tố phi kim kết hợp với oxi tạo oxit axit, nhưng có trường hợp nguyên tố phi kim kết hợp với oxi không tạo oxit axit, cho thí dụ.

Lời giải:

Nguyên tố phi kim có thể kết hợp với oxi tạo thành oxit trung tính. Thí dụ : NO, CO.

Bài 25.6 trang 30 SBT Hóa học 9: R là nguyên tố phi kim. Hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH: chứa 5,88% H. R là nguyên tố nào sau đây ?

A. Cacbon ;         B. Nitơ ;

C. Photpho ;        D. Lưu huỳnh.

Phương pháp giải:

Tính toán % khối lượng của nguyên tố hiđro theo công thức đã cho → tìm được X.

Lời giải:

Nguyên tử khối của R là

2×(1005,88)5,8832(đvC)

Nguyên tố R là lưu huỳnh (S).

Đáp án D.

Bài 25.7 trang 31 SBT Hóa học 9: Khí X có tỉ khối đối với oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4 gam khí X người ta thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức phân tử của khí X là:

A. SO2 ;            B. SO3 ;  

C. H2S ;            D. Trường hợp khác.

Phương pháp giải:

Dựa vào sản phẩm đốt cháy, xác định thành phần nguyên tố trong X → công thức của X.

Lời giải:

Khối lượng mol phân tử của X : 1,0625 x 32 = 34 (gam).

nSO2=2,2422,4=0,1(mol)

Trong 0,1 mol SO2 có 0,1 mol nguyên tử S ứng với khối lượng : mS = 32 x 0,1 = 3,2 (gam). 

nH2O=1,818=0,1(mol) trong đó có 0,2 mol nguyên tử H ứng với khối lượng : 1 x 0,2 = 0,2 (gam).

mX = mS+ mH = 3,4 gam, như vậy chất X không có oxi.

nX=3,434=0,1(mol)

Do đó : 0,1 mol phân tử X có chứa 0,1 moi nguyên tử S và 0,2 mol nguyên tử H.

Vậy 1 mol phân tử X có chứa 1 mol nguyên tử S và 2 mol nguyên tử H

Công thức hoá học của hợp chất X là H2S. 

Đáp án C.

Bài 25.8 trang 31 SBT Hóa học 9: Nói oxit axit là oxit của phi kim có đúng không ? Cho thí dụ minh hoạ.

Lời giải:

Nói oxit axit là oxit phi kim, điều đó không hoàn toàn đúng vì đa số oxit axit là oxit phi kim (CO2, SO3, v.v...), nhưng có oxit phi kim là oxit trung tính (CO, NO...), ngược lại có oxit axit là oxit kim loại (thí dụ Mn2O7 có axit và muối tương ứng là HMn04, KMnO4).

Bài 25.9 trang 31 SBT Hóa học 9: Qua phản ứng của Cl2 và S với Fe, ta có thể rút ra kết luận gì về tính phi kim của Cl và S ? Từ kết luận đó ta có thể dự đoán được phản ứng hoá học giữa Cl2 và H2S hay không ? Nếu có, viết phương trình hoá học.

Lời giải:

Cl2 có tính phi kim mạnh hơn S nên phản ứng dễ dàng với Fe và oxi hoá Fe lên hoá trị III, còn S tác dụng với Fe khi đốt nóng và oxi hoá Fe đến hoá trị II.         

2Fe + 3Cl2 ——--> 2FeCl3

Fe + S —----> FeS

Có thể dự đoán được là Cl2 có thể đẩy được S ra khỏi H2S :

Cl2 + H2S —----> 2HCl + S

Đánh giá

0

0 đánh giá