Với giải Bài tập 5 trang 22 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 5 trang 22 SBT GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp a) Thời gian gần đây, H thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi. Có những ngày bạn mệt mỏi, chóng mặt, hay cáu gắt, không muốn gặp gỡ, nói chuyện với ai. Bạn thấy rất lo lắng không biết chuyện gì xảy ra với mình. H tìm hiểu và biết rằng những thay đổi về cơ thể ở tuổi này là một phần của sự phát triển. Những lúc như vậy, cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, dành thời gian cho những hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, tập đàn,...
Trường hợp b) G là học sinh giỏi của lớp, L là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, L cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn G phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. G cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, G đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.
1/ Hãy nêu những biểu hiện của H và G khi bị căng thẳng.
2/ Các bạn trong tình huống trên đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Kết quả như thế nào?
3/ Khi đối mặt với căng thẳng, em thường làm gì?
Trả lời:
- Yêu cầu số 1:
+ Biểu hiện của H khi bị căng thẳng thấy mệt mỏi, chóng mặt, và còn cáu gắt, không muốn gặp gỡ, nói chuyện với ai.
+ Biểu hiện của G khi bị căng thẳng không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị ra mồ hôi tay và trán.
- Yêu cầu số 2:
+ Cách ứng phó của H: tìm hiểu và biết được nguyên nhân, cách ứng phó.
+ Cách ứng phó của G: tìm sự giúp đỡ từ phòng tư vấn tâm lí học đường của trường.
- Yêu cầu số 3: Đối mặt với căng thẳng, em thường:
+ Suy nghĩ tích cực
+ Tích cực thể dục thể thao (ví dụ: tập erobic, tập yoga, chơi cầu lông…)
+ Nghe nhạc hoặc xem phim
+ Tâm sự với người thân (bố/ mẹ, anh/ chị) và bạn bè.
Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội