Với giải Bài tập 2 trang 20 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 2 trang 20 SBT GDCD 7: Em hãy nêu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng trong các trường hợp dưới đây:
Trường hợp a) N là học sinh mới chuyển vào lớp, bạn thấy khó hòa nhập với môi trường mới nên bạn thu mình và không tiếp xúc với ai.
Trường hợp b) Tuổi dậy thì, giọng nói của K trở nên ồm ồm. K cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ và thường ngại phát biểu, không muốn nói chuyện với ai.
Trường hợp c) Bố T bị mất việc làm, thu nhập của gia đình giảm sút. T cảm thấy rất căng thẳng, tự ti và xấu hổ về hòan cảnh gia đình mình. Gần đây, bạn thường biếng ăn, mất ngủ, kết quả học tập sa sút.
Trường hợp d) A cảm thấy buồn bã, lo lắng vì chú mèo cưng của mình bị mất. A nhớ thương chú mèo đến mức không muốn ăn uống, thường mất ngủ và cũng không muốn đến trường. A luôn mong tìm lại chú mèo đã mất của mình.
Trả lời:
- Trường hợp a)
+ Nguyên nhân gây căng thẳng: mới chuyển lớp, khó hòa nhập với môi trường
+ Ảnh hưởng: tâm lí thu mình, không tiếp xúc với ai
- Trường hợp b)
+ Nguyên nhân gây căng thẳng: tuổi dậy thì, thay đổi
+ Ảnh hưởng: ngại phát biểu và không muốn giọng nói nói chuyện với ai
- Trường hợp c)
+ Nguyên nhân gây căng thẳng: hòan cảnh gia đình xấu đi
+ Ảnh hưởng: tâm lí căng thẳng, tự ti, bỏ ăn, mất ngủ, kết quả học tập giảm sút.
- Trường hợp d)
+ Nguyên nhân gây căng thẳng: Bị mất vật nuôi thân thiết
+ Ảnh hưởng: tâm lí buồn bã, nhớ thương, không muốn ăn uống, không muốn đến trường
Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập 5 trang 22 SBT GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:...
Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội