Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 1 trang 31 SBT GDCD 7: Lựa chọn đáp án đúng
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
Câu a) Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.
B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.
D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ.
Trả lời: Lựa chọn phương án B
Câu b) Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân?
A. Huỷ hoại sức khoẻ
B. Sa sút tinh thần
C. Vi phạm pháp luật
D. Không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trả lời: Lựa chọn phương án D
Câu c) Những ý kiến nào dưới đây đúng với quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Cấm mọi hành vi mại dâm
B. Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc
C. Cho phép cá nhân trồng cây thuốc phiện để sử dụng cho mục đích cá nhân
D. Cho phép đánh bạc nếu chỉ dùng tiền của cá nhân
E. Cấm trẻ em uống rượu, nhưng không cấm trẻ em hút thuốc
G. Nghiêm cấm nghiện ma tuý
H. Không được phép đánh bạc với số tiền trên 5.000.000 đồng
I. Không xử phạt đối với những hành vi môi giới mại dâm không chuyên nghiệp.
Trả lời: Lựa chọn phương án A, B, G
Bài tập 2 trang 32 SBT GDCD 7: Những ý kiến dưới đây đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô phù hợp)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Tệ nạn xã hội dễ dẫn đến tội ác. |
|
|
B. Thấy có người đánh bạc thì nên lờ đi, coi như không biết. |
|
|
C. Chỉ người trên 18 tuổi mới bị sa vào tệ nạn xã hội. |
|
|
D. Tích cực học tập, lao động sẽ giúp tránh xa các tệ nạn xã hội. |
|
|
E. Hút thuốc lá chỉ có hại cho trẻ em, không có hại cho người lớn. |
|
|
G. Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. |
|
|
H. Ma tuý, mại dâm dễ dẫn đến HIV/AIDS. |
|
|
I. Cần gần gũi, động viên người nghiện ma tuý cai nghiện. |
|
|
K. Chỉ cần mình không nghiện ma tuý là được, còn bạn bè, người thân trong gia đình không cần quan tâm. |
|
|
L. Thấy người khác tiêm chích ma tuý cần tránh xa và không nên báo với công an. |
|
|
M. Cờ bạc là hiện tượng không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. |
|
|
N. Học sinh từ 12 - 13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội. |
|
|
O. Dùng thử ma tuý một vài lần sẽ không gây nghiện. |
|
|
P. Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh. |
|
|
Trả lời:
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Tệ nạn xã hội dễ dẫn đến tội ác. |
X |
|
B. Thấy có người đánh bạc thì nên lờ đi, coi như không biết. |
|
X |
C. Chỉ người trên 18 tuổi mới bị sa vào tệ nạn xã hội. |
|
X |
D. Tích cực học tập, lao động sẽ giúp tránh xa các tệ nạn xã hội. |
X |
|
E. Hút thuốc lá chỉ có hại cho trẻ em, không có hại cho người lớn. |
|
X |
G. Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. |
|
X |
H. Ma tuý, mại dâm dễ dẫn đến HIV/AIDS. |
X |
|
I. Cần gần gũi, động viên người nghiện ma tuý cai nghiện. |
X |
|
K. Chỉ cần mình không nghiện ma tuý là được, còn bạn bè, người thân trong gia đình không cần quan tâm. |
|
X |
L. Thấy người khác tiêm chích ma tuý cần tránh xa và không nên báo với công an. |
|
X |
M. Cờ bạc là hiện tượng không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. |
X |
|
N. Học sinh từ 12 - 13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội. |
|
X |
O. Dùng thử ma tuý một vài lần sẽ không gây nghiện. |
|
X |
P. Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh. |
|
X |
Tình huống a) Anh H và chị K rủ Y chơi bài. Anh H đề xuất để thêm phần quyết liệt khi chơi, sẽ phân thắng thua khi chơi bài bằng tiền, cụ thể người thắng sẽ nhận được 10.000 đồng của người thua sau mỗi ván bài. Y đã đồng ý ngay vì cho rằng mình chơi bài giỏi, sẽ thắng được nhiều tiền.
Tình huống b) Bố mẹ đi làm xa nên phần lớn thời gian T ở với ông bà nội. Ông bà rất chiều T, mỗi khi cần tiền, ông bà đều đáp ứng ngay mà không cần biết T dùng số tiền đó vào việc gì. Một số đối tượng nghiện hút trong xóm thấy T có tiền đã rủ rê, lôi kéo.T đã dùng thử vài lần và sa vào tệ nạn ma tuý, trở thành con nghiện từ lúc nào không hay.
Tình huống c) Tổ dân phố của Q tổ chức buổi tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, tích cực xoá bỏ tệ nạn xã hội. Anh trai của Q có ý không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay không có tệ nạn xã hội. Q đã giải thích cho anh hiểu về trách nhiệm của mọi người trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội và thuyết phục anh cùng tham gia buổi tuyên truyền. Cuối cùng, cả anh và Q đều tham gia buổi tuyên truyền và đã có vài đóng góp về các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở tổ dân phố.
Trả lời:
- Tình huống a) Hành vi của anh H,chị K và bạn Y là không đúng, đã vi phạm pháp luật (vì đây là hành động đánh bạc)
- Tình huống b)
+ Ông bà nội của T chưa thể hiện tốt trách nhiệm của ông bà đối với cháu, vì ông bà đã quá nuông chiều, không quan tâm đến việc sử dụng tiền của cháu.
+ Các bạn của T đã vi phạm pháp luật vì lôi kéo người khác (T) tham gia sử dụng ma túy.
+ Bạn T đã vi phạm pháp luật vì đã sử dụng trái phép chất ma túy.
- Tình huống c) Hành vi của Q là đúng, góp phần vào công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa phương.
Bài tập 4 trang 32 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Xem quảng cáo trên mạng xã hội, cô K biết được ở một huyện miền núi có một ông thầy cũng có thể cùng để điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý. Theo như quảng cáo thì ông thầy này đã giúp cho rất nhiều người hết nghiện ma tuý bằng việc cúng bái. Cô K phân vân không biết có nên đưa cậu con trai đang nghiện ma tuý đến để điều trị hay không.
1/ Theo em, thầy cúng có thể chữa nghiện ma túy không?
2/ Em có lời khuyên gì cho cô K?
Tình huống b) Mấy năm trước, chị T bị lừa bán cho một ổ mại dâm. Cách đây một tháng, chị đã được giải cứu và trở về nhà. Gần đây, khu xóm nhà chị T có chị L chuyển đến sinh sống, khi biết chuyện của chị T, chị L tỏ rõ thái độ khinh miệt và thường kể về quá khứ của chị Tvới người khác.
1/ Em có đồng tình với việc làm của chị L không? Vì sao?
2/ Theo em, mọi người nên có thái độ như thế nào đối với chị T?
Tình huống c) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng một giống cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên mạng tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa- một loại cây dùng để điều chế ma tuý.
Nếu là M, em sẽ làm gì?
Tình huống d) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho Stất cả số tiền thắng được.
Nếu là S, em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Tình huống a)
+ Yêu cầu số 1: Việc điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma tuý phải do y, bác sĩ được đào tạo, tập huấn về điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý và được Sở Y tế cấp chứng chỉ, áp dụng đúng bài thuốc, phác đồ điều trị cai nghiện ma tuý do Bộ Y tế ban hành. Do vậy, thầy cúng không thể chữa nghiện ma tuý.
+ Yêu cầu số 2: lời khuyên: cô K cần đưa con trai đến cơ sở cai nghiện ma tuý đã được cấp phép để cai nghiện.
- Tình huống b)
+ Yêu cầu số 1: Không đồng tình với hành vi của chị L, vì chị đã vi phạm khoản 9, khoản 10, Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 nghiêm cấm hành vi kì thị, phân biệt đối xử, tiết lộ thông tin về nạn nhân mua bán người khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
+ Yêu cầu số 2: theo em, mọi người không nên tỏ thái độ phân biệt, kì thị đối với cô T; mọi người nên tôn trọng, cảm thông và chia sẻ khó khăn với cô T
- Tình huống c) Có thể theo một trong hai phương án sau:
+ Phương án 1: M có thể trực tiếp nói chuyện với anh, xác nhận lại việc trồng cây cần sa, giải thích cho anh hiểu về tác hại của việc trồng cây này, khuyên anh không nên trồng nữa
+ Phương án 2: M có thể chia sẻ lại sự việc với bố mẹ để nhờ can thiệp.
- Tình huống d) S từ chối cho anh trai mượn tiền, đồng thời kiếm cớ đòi anh rời đi, sau đó nhẹ nhàng giải thích cho anh hiểu việc đánh bài ăn tiền là trái pháp luật và khuyên anh không nên tham gia.
- Tác hại nhiều mặt của tệ nạn mại dâm đối với xã hội, đối với danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ con người;
- Các biện pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm;
- Chính sách và pháp luật phòng, chống mại dâm;
- Các hình thức xử lí vi phạm pháp luật về mại dâm;
- Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Trả lời:
Tham khảo: các thông tin cho buổi tuyên truyền
- Tác hại của tệ nạn mại dâm:
+ Tác hại về sức khỏe: tệ nạn mại dâm làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/ AIDS và các bệnh khác, như: lậu, giang mai, sùi mào gà…
+ Tác hại về tinh thần: Tổn thương tâm lí có thể là một hậu quả ở những người bị cưỡng bức bán dâm mà kết quả có thể là những bệnh như: rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng tình dục nặng...
+ Tác hại về xã hội: tệ nạn mại dâm có sự móc nối chặt chẽ và cùng có sự tham gia của các tệ nạn xã hội khác như buôn ma túy, cướp tài sản, buôn người và rửa tiền,...; đe dọa trực tiếp đến bản thân và gia đình của người tham gia, ảnh hưởng tới cuộc sống bình yên của nhân dân và sự phát triển của xã hội.
+ Tác hại về đạo đức: tệ nạn mại dâm đã chà đạp lên phẩm giá con người; làm hoen ố hình ảnh văn hóa của quốc gia, dân tộc…
- Các biện pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm:
+ Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống phòng, chống mại dâm nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng đối với công tác phòng, chống mại dâm.
+ Tăng cường công tác quản lý về an ninh, trật tự không chỉ trong nội địa mà cả khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển.
+ Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm phòng ngừa việc lợi dụng các hoạt động này để tổ chức mại dâm.
+ Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm.
- Các hình thức xử lí vi phạm pháp luật về mại dâm:
Theo Điều 24 và Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
+ Hành vi mua dâm:
§ Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng với người có hành vi mua dâm;
§ Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
§ Đồng thời, người mua dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm.
+ Hành vi bán dâm:
§ Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng với hành vi bán dâm;
§ Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
§ Đồng thời, người bán dâm còn bị tịch thu tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.
Theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình thức xử lí đối với người mua dâm người dưới 18 tuổi
+ Phạt tù từ 01 - 05 năm với người đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi.
+ Phạt tù từ 03 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: mua dâm 02 lần trở lên; mua dâm người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi; gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%.
+ Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 - dưới 16 tuổi; gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn mại dâm:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;
+ Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm;
+ Giáo dục, quản lý, ngăn ngừa để thành viên trong gia đình mình không tham gia tệ nạn mại dâm;
+ Phát hiện, cung cấp kịp thời các thông tin về tệ nạn mại dâm cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Lý thuyết GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến
- Tệ nạn xã hội này những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia..
Tệ nạn nghiện rượu bia |
Tệ nạn mê tín dị đoan |
2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội
- Nguyên nhân của tệ nạn xã hội:
+ Do thiếu kiến thức; thiếu kỹ năng sống;
+ Do lười lao động; Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ;
+ Do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực....
Bị bạn bè xấu rủ rê |
Cha mẹ nuông chiều con cái quá mức |
- Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lý, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước
Sức khỏe bản thân bị tàn phá |
Hạnh phúc gia đình tan vỡ |
3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
- Việc phòng chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) Luật Phòng, chống ma túy năm 2021,...
- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan hành,...
- Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lý theo nhiều hình thức như: cảnh cáo, xử phạt hành chính, phạt tù, tử hình,... tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm.
4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kỹ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh
Tuân thủ tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
- Phê phán tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.
Học sinh tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy