Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 3: Thị trường
Trả lời:
- Ảnh 1: Thị trường hàng tiêu dùng
- Ảnh 2: Thị trường truyền thống
- Ảnh 3: Thị trường chứng khoán,…
- Ảnh 4: Thị trường yếu tố sản xuất; Thị trường sắt thép,…
- Ảnh 5: Thị trường hàng tiêu dùng
- Ảnh 6: Thị trường trực tuyến.
A. nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
B. số lượng và giá cả hàng hoá, dịch vụ.
C. chất lượng và mẫu mã hàng hoá, dịch vụ.
D. lượng tiền và lượng hàng hoá, dịch vụ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Thị trường ngày càng mở rộng khi sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển.
C. Thị trường luôn bị tác động và chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan.
D. Thị trường luôn hoạt động theo mệnh lệnh và sự quản lí của Nhà nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Lãi suất, tiền tệ, giá cả.
B. Giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
C.Hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán
D. Hàng hoá, dịch vụ, số lượng, chất lượng, chúng loại.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
B. Quan hệ mua-bán.
C. Quan hệ cạnh tranh -hợp tác.
D. Quan hệ cung - cầu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
B. Thị trường là môi trường quan trọng thúc đầy sản xuất và trao đổi hàng hoá.
C. Hình thức sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người mua là yếu tố quan trọng nhất để hàng hoá bán được trên thị trường.
D. Thị trường xác định số lượng hàng hoá mà người bán sần sàng bán, người mua sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất dịnh.
E. Thị trường luôn luôn tồn tại ở một địa điểm cụ thể, có thể quan sát được.
Trả lời:
- Nhận định đúng là: A, B, D
- Nhận định sai là: C, E. Vì:
+ Nhận định C. Hình thức sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người mua không là yếu tố quan trọng nhất để hàng hóa bán được trên thị trường.
+ Nhận định E. Thị trường không tồn tại ở một địa điểm cụ thể, không thể quan sát được.
Hàng hóa, dịch vụ |
Thị trường yếu tố sản xuất |
Thị trường hàng tiêu dùng |
Sắt thép |
|
|
Dịch vụ tư vấn tâm lí |
|
|
Gạo |
|
|
Dầu thô |
|
|
Xi măng |
|
|
Cà phê |
|
|
Vở học sinh |
|
|
Dịch vụ giới thiệu việc làm |
|
|
Trả lời:
- Sắp xếp:
Hàng hóa, dịch vụ |
Thị trường yếu tố sản xuất |
Thị trường hàng tiêu dùng |
Sắt thép |
x |
|
Dịch vụ tư vấn tâm lí |
x |
|
Gạo |
|
x |
Dầu thô |
x |
|
Xi măng |
x |
|
Cà phê |
|
x |
Vở học sinh |
|
x |
Dịch vụ giới thiệu việc làm |
x |
|
- Giải thích: Em sắp xếp như vậy vì:
+ Thị trường yêu tố sản xuất là cung cấp các vật liệu để sản xuất
+ Thị trường hàng tiêu dùng là các sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua - bán, trao đổi, sử dụng.
Câu 8 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Thông tin. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam đã chính thức vận hành toàn diện từ ngày 01/01/2019. Chuyển từ thị trường phát điện cạnh tranh sang thi trường bán buôn điện cạnh tranh là bước chuyển đổi lớn căn bản, thay đổi mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh điện. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng sẽ tác động lớn đến các mặt hoạt động chung của ngành điện. Việc đưa thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào vận hành sẽ đem lại lợi ích cho người sử dụng điện, vì nhiều người bán thì sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau, dẫn tới giá điện được phản ánh sát thực tế. Việc này cũng mang lại lợi ích cho các đơn vị cung cấp điện trong việc chủ động công tác vận hành, rút ngắn thời gian bảo trì, sửa chữa, cắt giảm chi phí đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lưọng Việt Nam, nếu thị trường bán buôn điện cạnh tranh được triển khai có hiệu quả sẽcó tác dụng thúc đẩy giai đoạn tiếp theo là vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh - giai đoạn cuối cùng của lộ trình thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam.
Câu hỏi:
a) Thông tin trên cho biết tình hình của loại thị trường sản phẩm cụ thể nào?
b) Thị trường sản phẩm đó có thể được phân loại như thế nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Thông tin trên cho biết tình hình của loại thị trường sản phẩm cụ thể điện.
Yêu cầu b) Thị trường sản phẩm điện có thể được phân loại thị trường yếu tố sản xuất và thị trường tiêu dùng.
Câu hỏi:
a) Thông tin trong truường họp trên cho em biết điều gì về phưong thức giao dịch mới trên thị trường? Loại thị trường mới này có tên gọi là gì?
b) Em hãy mô tả một vài đặc điểm chính của phương thức giao dịch mới trên thị trường. So với phương thức giao dịch truyền thống, phưong thức mới này có ưu thể hơn ở những điểm nào?
Trả lời:
Yêu cầu a) Phương thức giao dịch mới trên thị trường được nhắc đến ở trên cho em biết rằng có thể mua bán tại nhà thông qua thiết bị điện tử. Loại thị trường mới này có tên gọi là mua hàng online (giao dịch qua nền tảng công nghệ số).
Yêu cầu b)
- Một vài đặc điểm của phương thức giao dịch mới:
+ Tiết kiệm thời gian.
+ Linh hoạt khi mua sắm.
+ Dễ dàng so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm nhờ đánh giá người mua trước.
+ Được mua sắm không gây hại.
- So sánh:
So sánh |
Mua hàng online |
Mua hàng truyền thống |
Ưu điểm |
- Phạm vi chọn lựa rộng rãi (quần áo, thực phẩm...). - Mở 24/7. - Thanh toán an toàn. |
- Cho phép tiếp cận những sản phẩm mình mua trong tầm tay và mua sắm thoải mái. - Chạm tay vào và cảm nhận. - Nhân viên bán hàng tư vấn tận tình. - Không hẳn phải đợi chờ thời gian ship hàng. - Có thể quay lại cửa hàng trả lại sản phẩm. |
Nhược điểm |
- Vấn đề chất lượng: không thể chạm và cảm nhận sản phẩm. - Kích cỡ và sự phù hợp: không thể thử đồ. - Thời gian chờ đợi lâu, không kiểm soát được giai đoạn nhận hàng. |
- Cảm thấy kiệt sức vì dành cả ngày mua sắm mà có khả năng không tìm thấy điều bạn đang tìm kiếm. - Hầu hết các shop mua sắm offline không chấp nhận phiếu giảm giá trực tuyến. - Phải đối mặt tình trạng chen lấn đông đúc. |
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu xã hội.
B. Chức năng khuyến khích tính năng động của chủ thể kinh tế.
C. Chức năng điều tiết hoạt động kinh tế của con người.
D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Theo em, thị trường đã thực hiên nhung chúc nǎng nào trong trường hợp trên?
Trả lời:
- Thị trường đã thực hiện chức năng kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Câu hỏi:
a) Thông tin trong trường hợp trên đề cập đến những loại thị trường nào?
b) Qua thông tin đó, em nhận thấy thị trường đã thể hiện chức năng gì đối với sån phẩm gạo Việt Nam?
Trả lời:
Yêu cầu a) Đề cập đến loại thị trường: thị trường thế giới
Yêu cầu b) Thị trường thế giới đã thể hiện chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hóa với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
A. Các quốc gia trên thế giới đã thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo công suất phù hợp với khả năng của mình.
B. Các nhà sản xuất đẩy mạnh tiến độ để cung cấp xe điện trên toàn thế giới.
C. Quy mô thị trường xe điện toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ khoảng 5 nghìn chiếc vào năm 2021 và đến khoảng 35 nghìn chiếc vào năm 2030.
D. Chính sách từ chính phủ hỗ trợ các phương tiện không phát thải khí nhà kính thông qua trợ cấp và giảm thuế.
E. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với việc di chuyển bằng phương tiện phát khí thải thấp.
Trả lời:
- Sắp xếp: E => A => D => B => C
SBT KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
SBT KTPL 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
SBT KTPL 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường
1. Khái niệm thị trường
- Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bản, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.
- Các yếu tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.
- Các quan hệ cơ bản của thị trường:
+ Quan hệ hàng hoá - tiền tệ
+ Quan hệ cung - cầu.
+ Quan hệ mua - bán
Quan hệ mua – bán (minh họa)
2. Các loại thị trường
- Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
+ Theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán, có thị trường của từng loại sản phẩm như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép, thị trường nhà ở, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thị trường công nghệ,..
Thị trường chứng khoán (minh họa)
+ Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, có thể chia thành: thị trường yếu tổ sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng.
+ Theo phạm vi không gian, có thể chia thành: thị trường trong nước và thị trường thế giới.
+ Theo cách thức gặp nhau của chủ thể, có thị trường truyền thống giao dịch trực tiếp), thị trường trực tuyến giao dịch qua nền tảng công nghệ số).
Thị trường trực tuyến (minh họa)
+ Theo tính chất và cơ chế vận hành của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
3. Chức năng của thị trường
- Với tư cách là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là môi trường quan trọng thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường có ba chức năng cơ bản sau đây:
+ Một là, thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một hàng hoá bản được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hoá đó đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở tác động qua lại lẫn nhau giữa người bản với người mua, giá cả hàng hoá được hình thành.
+ Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế. Thị trường cung cấp nhiều loại thông tin như giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, cơ cấu sản phẩm, mẫu mã, điều kiện mua và bản,...
Giá cả hàng hóa tại siêu thị (minh họa)
+ Ba là, kích thích và điều tiết điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Trên cơ sở các thông tin của thị trường, người sản xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng thu lợi nhuận, người tiêu dùng điều chỉnh việc mua hàng hoá sao cho thu được nhiều lợi ích nhất.