SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 (Cánh diều): Các chủ thể của nền kinh tế

2.2 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Câu 1 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định các chủ thể kinh tế được thể hiện ở mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết vai trò của từng chủ thể đó trong nền kinh tế.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 (Cánh diều): Các chủ thể của nền kinh tế  (ảnh 1)

Trả lời:

- Ảnh 1: Nhà máy, xí nghiệp

=> Vai trò: Tạo ra sản phẩm cho người dân.

- Ảnh 2: Rạp chiếu phim

=> Vai trò: Tạo ra khu vui chơi, giải trí giúp người dân thư giãn.

- Ảnh 3: Kinh doanh nhà đất

=> Vai trò: Người bán nhà cung cấp chỗ ở cho người dân.

- Ảnh 4: Chỉnh phủ

=> Vai trò: Cuộc họp Chinh phủ nhằm giúp cho Nhà nước nhận thức được tình hình, đưa ra các giải pháp cho cuộc sống nhân dân.

Câu 2 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây là chủ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Chủ thể trung gian.

B. Chủ thể sản xuất.

C. Chủ thể tiêu dùng.

D. Chủ thể phân phối.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Các cá nhân, tổ chức nào dưới đây là chủ thể trung gian?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Người tiêu dùng hàng hoá.

B. Chủ doanh nghiệp sản xuất.

C. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

D. Thương nhân, người môi giới.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Chủ thể trung gian.

B. Chủ thể nhà nước.

C. Chủ thể tiêu dùng.

D. Chủ thể sản xuất.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nối các cá nhân, tổ chức ở cột B với các chủ thể kinh tế ở cột A cho phù hợp.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 (Cánh diều): Các chủ thể của nền kinh tế  (ảnh 1)

Trả lời:

- Ghép nối:

Chủ thể sản xuất ghép với: Doanh nghiệp mua yếu tố đầu vào; Chủ doanh nghiệp; Chủ đầu tư; Doanh nghiệp nhà nước

Chủ thể tiêu dùng ghép với: Người môi giới; Siêu thị, đại lí

Chủ thể trung gian ghép với: Người mua đồ dùng sinh hoạt

Nhà nước ghép với: Chủ thể ban hành chính sách phát triển

Câu 6 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Muc tiêu duy nhất của chủ thể sản xuất là thu được lợi nhuận.

B. Để thu được lợi nhuận, chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp.

C. Khi mua hàng, người tiêu dùng chỉ cần dựa trên sở thích của bản thân để ra quyết định chi tiêu.

D. Chủ thể trung gian là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế, thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.

E. Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế, không tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến: B, D, 

- Không đồng tình với ý kiến: A, C, E. Vì: 

+ Ý kiến A. Mục tiêu của chủ thể sản xuất là kinh doanh và thu được lợi nhuận.

+ Ý kiến C. Khi mua hàng, người tiêu dùng dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng.

+ Ý kiến E. Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế, tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Câu 7 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy cho biết các trường hợp dưới đây đề cập đến chủ thể kinh tế nào. Hãy làm rõ vai trò của mỗi chủ thể kinh tế trong từng trường hợp đó.

A. Doanh nghiệp sản xuất văn phòng phẩm P.

B. Doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị cơ khí R.

C. Gia đình bạn X mua đồ dùng gia dụng.

D. Thương nhân K nhập khẩu điện thoại di động.

E. Doanh nghiệp T thu mua hàng nông sản để xuất khẩu.

Trả lời:

- Trường hợp A. Chủ thể kinh tế là chủ thể sản xuất - cung cấp văn phòng phẩm P cho người tiêu dùng.

- Trường hợp B. Chủ thể kinh tế là chủ thể sản xuất - cung cấp thiết bị cơ khí cho các trụ sở cơ khí.

- Trường hợp C. Chủ thể kinh tế là chủ thể tiêu dùng - gia đình bạn X mua đồ dùng cần thiết cho gia đình.

- Trường hợp D. Chủ thể kinh tế là chủ thể trung gian - Thương nhân K nhập khẩu điện thoại di động bán lại cho người dân.

- Trường hợp E. Chủ thể kinh tế là chủ thể trung gian - Doanh nghiệp T giúp người dân/nhà máy... thu mua hàng nông sản rồi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Câu 8 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Các chủ thể kinh tế tồn tại tách biệt, độc lập với nhau.

B. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể tiêu dùng. C. Nền kinh tế luôn tồn tại những bất ổn nên sự điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết.

D. Sự linh hoạt của chủ thể trung gian làm cho sản xuất và tiêu dùng tương thích với nhau hon.

E. Chủ thể tiêu dùng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế.

G. Nhà nước nên can thiệp sâu vào nền kinh tế, điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo mệnh lệnh hành chính.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến: B, C, D, E

- Không đồng tình với ý kiến: A, G. Vì:

+ Ý kiến A. Các chủ thể kinh tế tồn tại song song với nhau.

+ Ý kiến G. Nhà nước không nên can thiệp sâu vào nền kinh tế, điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo mệnh lệnh hành chính.

Câu 9 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10Xử lí thông tin

Thông tin. Xác định liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là xu thế tất yếu và nhu cầu không thể thiếu của các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ dân, cá thể, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện để phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, trong đó có các sản phẩm đặc trưng, lợi thế. Ninh Bình tập trung thực hiện hỗ trợ các hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thành lập mới; phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ; tập huấn, hướng dẫn đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường liên kết đưa cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp,...

Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Xuân Tiến, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tình Ninh Bình có diện tích đất nông nghiệp hơn 285 ha. Để xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị phát triển bền vững, hợp tác xã đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp, qua đó giúp thành viên tiêu thụ sản phẩm. Trong sản xuất lúa, hợp tác xã đã kí hợp đồng với Công ty Bảo Minh, Công ty Giống cây trồng Trung ươngvà Công ty Giông cây trồng 1, Công ty An Thành Phong sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, lúa đặc sản và lúa giống. Khi tham gia liên kết, các công ty đã cung ứng toàn bộ vật tư đầu vào và thu mua toàn bộ sản phẩm đầu ra cho thành viên Hợp tác xã. Nhờ quy hoạch gọn vùng và kí hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ sở thu mua nên hoạt động của hợp tác xã được đánh giá là hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên.

Hop tác xã sản xuất và tiêu thụ cây con đặc sản an toàn Yên Hoà chuyên sản xuất, kinh doanh các loại nông sản là cá chạch sụn, rau rút, rau cần và chuối tây Thái Lan. Hiện hợp tác xã đã tổ chức kí kết các hợp đồng cung ứng giống và bao tiêu cá chạch sụn thương phẩm với các doanh nghiệp. Trong đó, liên kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thỉnh Ca tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sản xuất theo chuỗi khép kín từ cung ứng sản phẩm đầu vào: giống, thức ăn, hỗ trợ kĩ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho cá trạch đến thu hoạch, sơ chế, sấy khô, đóng gói và gắn với tiêu thụ sản phẩm đầu ra phục vụ cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Khi doanh nghiệp kí kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm thì cả ba bên là doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân cùng có lợi.

Liên kết sản xuất theo chuỗi đã góp phần thúc đẩy các mặt hàng nông sản chủlực của tỉnh phát triển theo hướng hàng hoá, nâng cao giá trị và tránh tình trạng được mùa, mất giá, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, phát triển kinh tếđịa phương và xây dựng nông thôn mới.

Câu hỏi:

a) Em hãy cho biết các chủ thể kinh tế được nhắc đến ở thông tin trên.

b) Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các chủ thể đó và cho biết vai trò của mỗi chủ thể đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Trả lời:

Yêu cầu a) Các chủ thể kinh tế được nhắc đến: chủ thể sản xuất và chủ thể trung gian.

Yêu cầu b)

- Vẽ sơ đồ:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 (Cánh diều): Các chủ thể của nền kinh tế  (ảnh 1)

- Vai trò:

Chủ thể sản xuất (Tỉnh Ninh Bình): đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các hợp tác xã để phát triển.

Chủ thể sản xuất, chủ thể trung gian (Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Xuân Tiến): Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Xuân Tiến vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể trung gian. Chủ thể sản xuất được thể hiện ở có diện tích đất nông nghiệp hơn 285 ha tại tỉnh Ninh Bình, triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp. Chủ thể trung gian thể hiện ở tiêu thụ sản phẩm, kí hợp đồng với Công ty Bảo Minh, Công ty Giống cây trồng Trung ương và Công ty Giống cây trồng 1, Công ty An Thành Phong sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, lúa đặc sản và lúa giống.

Chủ thể trung gian (Công ty Bảo Minh, Công ty Giống cây trồng Trung ương và Công ty Giống cây trồng 1, Công ty An Thành Phong): cung ứng toàn bộ vật tư đầu vào và thu mua toàn bộ sản phẩm đầu ra cho thành viên hợp tác xã. Nhờ đó mà tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên.

Câu 10 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Lan là học sinh trung học phổ thông. Hằng tuần, Lan thường cùng mẹ đi chợ mua thực phẩm cho gia đình. Lan còn phụ giúp bố mẹ làm đồ mây tre đan để bán. Những dịp có hội chợ do địa phương tổ chức, Lan cùng bố mẹ mang các sản phẩm của gia đình đến hội chợ để bán. Nhận thức được trách nhiệm của bản thân với tưcách là một chủ thể của nền kinh tế, Lan thường xuyên bàn bạc với bố mẹ cách sản xuất những sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu và giá cả phù hợp với người tiêu dùng.

Câu hỏi:

a) Theo em, Lan đã tham gia nền kinh tế với tư cách là những chủ thể nào?

b) Em hãy nhận xét việc thực hiện vai trò của Lan và gia đình với tư cách là chủ thể san xuât.

Trả lời:

Yêu cầu a) Lan đã tham gia nền kinh tế với tư cách là những chủ thể sản xuất và chủ thể trung gian.

Yêu cầu b) Với tư cách là chủ thể sản xuất, gia đình Lan đã cung cấp đến cho người tiêu dùng những sản phẩm làm từ mây tre đan và thu lại lợi nhuận từ công việc bán sản phẩm đó.

Câu 11 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết vai trò của các chủ thể kinh tế trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1. Chủ Doanh nghiệp X sản xuất kinh doanh nông sản. Nắm bắt được xu hướng sử dụng sản phẩm nông sản hữu cơ của người tiêu dùng. Doanh nghiệp X đã chuyển hướng kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, doanh nghiệp còn mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động dịa phương và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phưong.

Truờng họp 2. Sau thông tin người trồng cây ăn quả ở địa phương X thời gian qua phải vứt bỏ hàng trăm tấn hoa quả do không thể bán ra thị trường, Doanh nghiệp T đã đứng ra “giải cứu” nông dân.

Trường hợp 3. Doanh nghiệp H sản xuất kinh doanh máy tính. Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp này thường xuyên có các chương trình giảm giá cho người tiêu dùng là học sinh. Ngoài ra, Doanh nghiệp H còn tặng máy tính cho những học sinh nghèo vượt khó và đóng góp cho ngân sách địa phương.

Trả lời:

Trường hợp 1: Chủ thể sản xuất doanh nghiệp X đã tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Trường hợp 2: Chủ thể trung gian doanh nghiệp T đã thu mua cây trồng ăn quả ở địa phương X, địa phương X vừa bán được hàng trăm tấn hoa quả do không thể bán ra thị trường vừa có thrrm thu nhập.

Trường hợp 3: Chủ thể trung gian doanh nghiệp H đã tạo điều kiện học tập mang đến cho những học sinh nghèo vượt khó đồng thời đóng góp phát triển ngân sách địa phương.

Câu 12 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhóm của Hưng tranh luận với nhau về việc làm của công dân - học sinh có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một vài ý kiến được nêu ra như sau:

Hưng: Tớ cho rằng, nếu học sinh tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường thì sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Hạnh: Cậu nói cũng đúng. Tớ nghĩ nếu chúng ta ưu tiên sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ phát triển hơn.

Nghĩa: Mình thì thích dùng hàng ngoại, có như vậy mới thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa nước mình với các nước trên thế giới.

Câu hỏi:

a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

b) Nếu em tham gia vào cuộc tranh luận trên, em sẽ đưa ra ý kiến của mình như thế nào để thể hiện vai trò của công dân - học sinh với tư cách là Chủ thể của nền kinh tế?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Em đồng tình với ý kiến của bạn Hưng, bạn Hạnh và không đồng tình với ý kiến của bạn Nghĩa.

+ Bạn Hưng và bạn Hạnh đã có những ý nghĩ và hành động giúp phát triển đất nước.

+ Việc làm của bạn Hưng còn giúp cho nhà nước giảm một phần chi phí trong việc xử lí các chất độc hại do rác.

+ Hành động của bạn Nghĩa chưa hợp lí bởi vì thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa nước mình với các nước trên thế giới dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, không phải thích dùng hàng ngoại là giao lưu giữa hai nước.

Yêu cầu b) Nếu em tham gia vào cuộc tranh luận trên, em sẽ đưa ra những ý kiến như sau: Theo tớ, để phát triển đất nước bền vững bản thân mỗi chúng ta bên cạnh sử các sản phẩm thân thiện với môi trường, ưu tiên sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước chúng ta cũng cần phải học tập, tiếp thu ý kiến các sản phẩm hàng hóa nước ngoài để từ đó có thêm kinh nghiệm phát triển sản phẩm hàng hóa của nước mình.

Câu 13 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10Em đã tham gia vào nền kinh tế với tư cách là chủ thể nào? Hãy cho biết vai trỏ và trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào nền kinh tế.

Trả lời:

- Em tham gia vào nền kinh tế với tư cách là chủ thể tiêu dùng.

- Bản thân em đã có những đóng góp thúc đẩy sản xuất phát triển và có trách nhiệm hơn đối với phát triển bền vững.

Câu 14 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10Là công dân - học sinh, em hãy cho biết vai trò của bản thân và gia đình khi tham gia vào nền kinh tế với tư cách là chủ thể tiêu dùng.

Trả lời:

- Vai trò của bản thân và gia đình khi tham gia vào nền kinh tế với tư cách là chủ thể tiêu dùng:

+ Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu.

+ Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau. Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả.

+ Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua hàng. Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet hay đến trực tiếp các showroom….

Câu 15 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết một bài luận ngắn để nói về vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm thúc đầy sự phát triển bền vững của đất nước.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Vai trò của các chủ thể kinh tế có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Chủ thể Nhà nước đảm bảo ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế; bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội; đảm bảo công bằng xã hội; góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường phát triển.

Chủ thể sản xuất là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP); góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội; góp phần vào việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo...

Chủ thể trung gian là cầu nối để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn; có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Chủ thể tiêu dùng mang lại lợi nhuận kinh tế; là động lực để thúc đẩy sản xuất hàng hóa

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

SBT KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

SBT KTPL 10 Bài 3: Thị trường

SBT KTPL 10 Bài 4: Cơ chế thị trường

SBT KTPL 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

1. Chủ thể sản xuất

- Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

- Chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp để có lợi nhất cho bản thân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với xã hội và môi trường, góp phần phát triển bền vững.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế | Kinh tế Pháp luật 10

Sản xuất máy móc, thiết bị (minh họa)

2. Chủ thể trung gian

- Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế. Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi, dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.

- Nhờ có các chủ thể trung gian mà nền kinh tế trở nên sống động, linh hoạt hơn. Chủ thể trung gian góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế | Kinh tế Pháp luật 10

Nhân viên môi giới bất động sản đang tư vấn cho khách hàng (minh họa)

3. Chủ thể tiêu dùng

- Chủ thể tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của mình

- Người tiêu dùng ra quyết định chi tiêu dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân

- Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế | Kinh tế Pháp luật 10

Người dân tiêu dùng sản phẩm (minh họa)

4. Chủ thể nhà nước

- Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, có vai trò điều tiết và điều kiện thuật lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề này sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế | Kinh tế Pháp luật 10

Chủ thể nhà nước (minh họa)

Đánh giá

0

0 đánh giá