Với giải Bài 6.33 trang 31 SBT Sinh học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Sinh học lớp 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào
Bài 6.33 trang 31 SBT Sinh học 10: Điều nào sau đây có thể xảy ra dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở người bị sốt cao?
A. Sự phá hủy cấu trúc bậc 1 của các enzyme.
B. Sự thay đổi cấu trúc không gian ba chiều của các enzyme.
C. Các amino acid bị loại khỏi trung tâm hoạt động.
D. Enzyme liên kết với chất không phải là cơ chất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Khi bị sốt cao, nhiệt độ của cơ thể tăng vượt ngưỡng bình thường. Nhiệt độ cao có thể làm biến tính (mất cấu trúc không gian ba chiều) của một số loại protein trong cơ thể trong đó có enzyme. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt tính sinh học của các enzyme, gây rối loạn các phản ứng sinh hóa trong cơ thể khiến cơ thể có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm.
Lý thuyết Enzume
1. Khái niệm và vai trò của enzyme
- Khái niệm enzyme: Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.
- Khái niệm cơ chất: Cơ chất là chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác. Ví dụ: Trong phản ứng thủy phân tinh bột do enzyme amylase xúc tác, cơ chất chính là tinh bột.
- Đặc điểm của enzyme:
+ Enzyme có thể làm tăng tốc độ phản ứng lên hàng trăm nghìn đến hàng triệu tỉ lần so với phản ứng không có enzyme xúc tác.
+ Enzyme có tính đặc hiệu với phản ứng và cơ chất (mỗi enzyme thường chỉ xúc tác cho 1 phản ứng với 1 cơ chất nhất định).
+ Các phản ứng do enzyme xúc tác thường diễn ra trong điều kiện phù hợp với sự sống về nhiệt độ, độ pH, áp suất.
+ Trong tế bào, các phản ứng thường diễn ra theo chuỗi với nhiều loại enzyme cùng phối hợp tham gia và các phản ứng được điều hòa nghiêm ngặt.
2. Cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme
2.1. Cấu trúc của enzyme
- Cấu trúc hóa học của enzyme:
+ Hầu hết các enzyme có bản chất là protein.
+ Một số enzyme còn có thêm thành phần không phải là protein, được gọi là cofactor. Cofactor có thể là ion kim loại như Fe2+, Zn2+, Mg2+ và hợp chất hữu cơ (còn gọi là coenzyme) có nguồn gốc từ vitamin như coenzyme như NAD+, FAD.
- Cấu trúc không gian của enzyme: Mỗi enzyme có một trung tâm hoạt động. Trung tâm hoạt động của enzyme là vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất.
- Cơ chế tác động của enzyme:
+ Bước 1: Enzyme kết hợp với cơ chất bằng sự liên kết đặc hiệu (trung tâm hoạt động của enzyme có cấu hình không gian phù hợp với cơ chất) tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất. Khi liên kết xảy ra thì trung tâm hoạt động thay đổi hình dạng để khớp với cơ chất.
+ Bước 2: Enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm.
+ Bước 3: Sản phẩm được tạo thành tách khỏi enzyme. Sau khi phản ứng xảy ra, sản phẩm tạo thành sẽ có cấu hình không gian thay đổi và rời khỏi enzyme, enzyme trở lại hình dạng ban đầu sẵn sàng cho cơ chất mới.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme
3.1. Nồng độ cơ chất
- Khi tăng nồng độ cơ chất, tốc độ phản ứng sẽ tăng nhưng khi đạt đến trạng thái bão hòa cơ chất (khi tất cả các enzyme đều đã liên kết với cơ chất) thì tăng nồng độ cơ chất cũng không làm tăng tốc độ phản ứng.
3.2. Nồng độ enzyme
- Trong điều kiện dư thừa cơ chất, khi tăng nồng độ enzyme thì tốc độ phản ứng sẽ tăng.
3.3. Nhiệt độ
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng sẽ tăng và đạt cao nhất ở nhiệt độ tối ưu. Nếu nhiệt độ tăng quá cao vượt qua nhiệt độ tối ưu thì tốc độ phản ứng sẽ giảm do enzyme sẽ bị thay đổi cấu trúc không gian và có thể dẫn đến mất hoạt tính hoàn toàn.
- Ví dụ: Ở người, dải nhiệt độ hoạt động của enzyme là 25 – 40 oC, nhiệt độ tối ưu thường là 37 oC.
3.4. Độ pH
- Khi tăng pH, tốc độ phản ứng sẽ tăng và đạt cao nhất ở độ pH tối ưu, vượt qua pH tối ưu thì tốc độ phản ứng sẽ giảm.
- Enzyme thường hoạt động ở dải pH 6 – 8. Tuy nhiên, một số enzyme hoạt động trong môi trường acid (pepsin) hay kiềm (trypsin).
3.4. Chất hoạt hóa và chất ức chế
- Chất hoạt hóa là một số chất khi được bổ sung vào môi trường phản ứng ở nồng độ phù hợp sẽ làm tăng tốc độ phản ứng của enzyme. Ví dụ: NaCl là chất hoạt hóa amylase.
- Chất ức chế là một số chất làm giảm tốc độ phản ứng của enzyme hoặc dừng phản ứng enzyme. Ví dụ: ion kim loại nặng, một số loại thuốc và sản phẩm của một số phản ứng (ức chế ngược).
Xem thêm các lời giải sách bài tập Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6.1 trang 26 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng về hiện tượng khuếch tán?...
Bài 6.13 trang 28 SBT Sinh học 10: Hoạt động nào sau đây yêu cầu năng lượng từ ATP?...
Bài 6.15 trang 28 SBT Sinh học 10: Sự khác biệt giữa xuất bào và nhập bào là...
Bài 6.16 trang 29 SBT Sinh học 10: Ẩm bào liên quan đến việc vận chuyển...
Bài 6.17 trang 29 SBT Sinh học 10: Sự xuất bào là...
Bài 6.18 trang 29 SBT Sinh học 10: Chọn câu đúng...
Bài 6.19 trang 29 SBT Sinh học 10: Tế bào chỉ tồn tại khi thực hiện hoạt động nào sau đây?...
Bài 6.20 trang 29 SBT Sinh học 10: Dạng năng lượng phổ biến trong tế bào là...
Bài 6.22 trang 29 SBT Sinh học 10: Điều nào sau đây khi nói về ATP là đúng?...
Bài 6.23 trang 30 SBT Sinh học 10: Thành phần cấu tạo của ATP gồm có...
Bài 6.24 trang 30 SBT Sinh học 10: ATP giải phóng năng lượng khi...
Bài 6.28 trang 30 SBT Sinh học 10: Enzyme có những đặc điểm nào sau đây?...
Bài 6.29 trang 31 SBT Sinh học 10: Hầu hết các enzyme...
Bài 6.32 trang 31 SBT Sinh học 10: Trung tâm hoạt động của một enzyme là vùng...
Bài 6.36 trang 32 SBT Sinh học 10: Các sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp bao gồm...
Bài 6.38 trang 32 SBT Sinh học 10: Phát biểu nào dưới đây về quang hợp là không đúng?...
Bài 6.39 trang 33 SBT Sinh học 10: Quang hệ và chuỗi truyền electron nằm trong...
Bài 6.40 trang 33 SBT Sinh học 10: Quang hệ I và quang hệ II...
Bài 6.41 trang 33 SBT Sinh học 10: Nước tham gia trực tiếp vào pha sáng của quang hợp bằng cách...
Bài 6.42 trang 33 SBT Sinh học 10: Năng lượng được sử dụng để tổng hợp ATP ở lục lạp là từ...
Bài 6.46 trang 34 SBT Sinh học 10: Trong các tế bào, quá trình phân giải glucose bắt đầu bằng...
Bài 6.47 trang 34 SBT Sinh học 10: Đường phân là...
Bài 6.48 trang 34 SBT Sinh học 10: Quá trình đường phân diễn ra...
Bài 6.49 trang 34 SBT Sinh học 10: Trong quá trình đường phân, glucose...
Bài 6.51 trang 34 SBT Sinh học 10: Chu trình Krebs...
Bài 6.52 trang 34 SBT Sinh học 10: Chuỗi truyền electron của hô hấp hiếu khí...
Bài 6.56 trang 35 SBT Sinh học 10: Quá trình lên men tạo ra...
Bài 6.59 trang 35 SBT Sinh học 10: Chọn câu đúng về quá trình quang hợp và hô hấp tế bào...
Bài 6.62 trang 36 SBT Sinh học 10: Giải thích các hiện tượng sau:...
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào
Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào
Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật