Với giải Vận dụng 2 trang 22 Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học
Vận dụng 2 trang 22 Chuyên đề Lịch sử 10: Giả sử lớp em được giao nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi trường các em đang học tập. Hãy cùng thảo luận và xác định một số vấn đề sau đây rồi báo cáo trước lớp:
- Em sẽ lựa chọn triển khai nhiệm vụ nghiên cứu này theo hình thức nào: thông sử hay theo lĩnh vực?
- Đối tượng, phạm vi của vấn đề nghiên cứu là gì?
- Nêu nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu.
- Hoàn thiện kết quả nghiên cứu của nhóm và báo cáo trước lớp.
Trả lời:
Ví dụ: Tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
- Hình thức triển khai nhiệm vụ: trình bày theo thông sử.
- Đối tượng nghiên cứu: trường THPT Chu Văn An.
- Phạm vi nghiên cứu: các lĩnh vực của nhà trường (cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, hệ thống lớp học, kết quả đào tạo,...) từ khi thành lập đến nay.
- Nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu: quá trình hình thành và phát triển của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
- Kết quả nghiên cứu: bài báo cáo về lịch sử hình thành và phát triển của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
(*) Bài tham khảo:
Trường THPT Chu Văn An (tiền thân là trường Bưởi) được chính quyền Pháp thành lập năm 1908. Hơn một thế kỉ đã trải qua với biết bao thăng trầm của lịch sử, tên gọi trường Bưởi - Chu Văn An vẫn luôn hiện hữu trong trái tim biết bao thế hệ học trò, thầy cô giáo, và trong cả tấm lòng của người dân Thủ đô với hình ảnh một ngôi trường yên bình, thơ mộng, ghi dấu trong tâm thức mỗi người như chiếc nôi của truyền thống “Yêu nước - Cách mạng - Dạy tốt - Học giỏi”.
Về cơ sở vật chất: trường THPT Chu Văn An có cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ. Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Phục vụ cho công tác thực hành thực nghiệm, trường có một nhà học thực nghiệm (nhà T) gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, một nhà Hội đồng sư phạm (nhà S) gồm phòng Hội đồng các phòng học tiếng và tin học. Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có một thư viện, phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Hội trường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời, một sân bóng đá, một sân bóng rổ, và vườn trường. Ngoài ra trường còn có ký túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin: hai căng tin mới ở nhà K (ký túc xá) và căng tin cũ cạnh nhà I (nhà tập). Sân vận động của trường từ 3 sân đất đã được tu sửa trở thành 3 sân cỏ nhân tạo và 1 sân quần vợt, 1 sân bóng rổ. Sân cỏ sau nhà A cũng được xây thành sân bê tông dành cho môn bóng rổ.
Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ngày nay phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng hiệu trưởng, phòng học đàn và phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006. Ngày 19 tháng 1 năm 2007, trường đã khánh thành bức tượng Danh sư Chu Văn An, một trong các công trình chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 100 năm trường Bưởi - Chu Văn An. Ngày 5 tháng 9 năm 2019, trong khuôn khổ lễ khai giảng năm học 2019 - 2020, trường đã khánh thành bức tượng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Về cơ cấu tổ chức: Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với một hiệu trưởng và hai hiệu phó. Công tác giáo dục được phân chia thành 15 bộ môn riêng biệt: Công nghệ, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Hóa học, Lịch sử, Văn học, Sinh học, Thể dục, Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tin học, Toán học, Vật lí, Địa lí và khối Song bằng. Ngoài ra còn các phòng ban thực hiện công tác phục vụ vận hành trường gồm: Văn thư, Thí nghiệm, Thư viện, Bảo vệ, Quản trị, Lao công và Y tế.
Về hệ thống lớp học:
Tính cho đến niên khóa 2007 - 2010, hệ thống lớp học của trường Chu Văn An bao gồm có 11 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Địa, Sử và Sinh. Đây là các lớp được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên tương ứng. Học sinh của các lớp chuyên hàng năm có thể tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp trường và thành phố. Ngoài ra, trường còn có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp (F): đây là lớp thuộc hệ thống lớp song ngữ do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ và đào tạo, học sinh sẽ được dạy các môn chính khóa song song tiếng Pháp và tiếng Việt. Ngoài các lớp chuyên trên, trường Chu Văn An còn có 7 lớp đào tạo chất lượng cao (từ A1 đến A7).
Từ niên khóa 2007 - 2010, Chu Văn An là trường trung học phổ thông đầu tiên tại Hà Nội mở lớp tiếng Nhật, đây là đề án hợp tác của Bộ Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Trong thời gian Bộ Giáo dục còn sử dụng hệ thống giáo dục phân ban (ban Tự nhiên - ban Xã hội) thì hệ thống lớp không chuyên của Chu Văn An được chia thành các lớp A (ban Tự nhiên - ban A) và các lớp C (ban Xã hội - ban C).
Trong niên khóa 2009 - 2012, nhà trường bắt đầu triển khai hệ thống lớp học mới, chia các lớp thành hai nhóm lớp chuyên và không chuyên. Nhóm lớp chuyên có các lớp: Toán, Tin, Nhật, Anh, Văn, Sử, Địa, Pháp 1, Pháp 2 (tăng cường), Lý (từ khóa 2011 - 2014), Hóa (từ khóa 2011 - 2014), Sinh (từ khóa 2011 - 2014). Nhóm lớp không chuyên có các lớp: A1, A2 theo định hướng khối A và D1, D2, D3 theo định hướng khối D.
Từ niên khóa 2017 - 2018, trường THPT Chu Văn An là trường công lập đầu tiên thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài.
Về kết quả đào tạo: Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh thường xấp xỉ 100%, tỷ lệ đỗ đại học trên 70%, trường Chu Văn An được coi là cơ sở đào tạo cấp phổ thông trung học có chất lượng cao ở Hà Nội và Việt Nam. Học sinh Chu Văn An luôn có thành tích tốt trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Trong các kì thi Olympic Toán Quốc tế, học sinh Chu Văn An đạt được nhiều huy chương bạc, đồng.
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 9 Chuyên đề Lịch sử 10: Thông sử là gì? Nêu nội dung chính của thông sử...
Câu 1 trang 9 Chuyên đề Lịch sử 10: Giới thiệu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử...
Câu 2 trang 10 Chuyên đề Lịch sử 10: Kể tên một số cuốn sách lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới...
Câu 1 trang 19 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy cho biết đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam...
Câu 2 trang 19 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy tóm tắt nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam...
Câu 1 trang 21 Chuyên đề Lịch sử 10: Giải thích đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam...