20 câu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Quản lí tiền

4.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Quản lí tiền sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lí tiền

Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 9: Quản lí tiền

Câu 1. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta        

A. nâng cao đời sống tinh thần.

B. nâng cao đời sống vật chất.

C. tăng thu nhập hàng tháng.

D. chủ động chi tiêu hợp lí.

Đáp án: D

Giải thích:

Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai (sgk – trang 50).

Câu 2. được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, P có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em, cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?

A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.

C. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

D. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong trường hợp này, P nên lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

Câu 3. Một trong những nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là

A. tiết kiệm thường xuyên.

B. chi tiêu thỏa thích.

C. mua nhiều đồ xa xỉ.

D. giảm thiểu nguồn thu nhập.

Đáp án: A

Giải thích:

- Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là: chi tiêu hợp lí; tiết kiệm thường xuyên; tăng nguồn thu nhập (sgk – trang 50).

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Rèn luyện tiết kiệm.

C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.

D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Đáp án: D

Giải thích:

Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai (sgk – trang 50).

Câu 5. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là

A. quản lý tiền hiệu quả.

B. tiết kiệm tiền hiệu quả.

C. kế hoạch chi tiêu.

D. chi tiêu tiền hợp lí.

Đáp án: A

Giải thích:

Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

Câu 6. Nhận vật nào dưới đây chi tiêu hợp lí?

A. Chị có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.

B. Anh K vay tiền của bạn để đưa gia đình đi du lịch.

C. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương để tiết kiệm.

D. Anh P dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá.

Đáp án: C

Giải thích:

Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương để tiết kiệm là biểu hiện của việc chi tiêu hợp lí.

Câu 7. Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.

B. Học sinh có thể thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng để tăng thu nhập.

C. Chỉ những người nghèo mới phải cần quản lí tiền.

D. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

Đáp án: C

Giải thích:

Chỉ những người nghèo mới cần quản lí tiền là nhận định sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả.

Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.

B. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.

C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.

D. Muốn tăng thu nhập, học sinh nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền.

Đáp án: B

Giải thích:

Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai (sgk – trang 50).

Câu 9. Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

A. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

B. Thu gom phế liệu.

C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.

D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Đáp án: B

Giải thích:

Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán, cộng tác với một số tờ báo, trang tin điện tử tuổi học trò để viết tin, bài…

Câu 10. Em muốn mua một đôi giày thể theo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em nên chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?

A. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.

B. Đòi bố mẹ mua cho, nếu không sẽ bỏ học.

C. Vay bạn bè xung quanh để mua.

D. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong trường hợp này để bản thân tự có tiền mà không phải xin bố mẹ thì em nên tiết kiệm tiền bố mẹ cho mỗi ngày một ít để đến khi nào đủ tiền thì mua chiếc điện thoại em yêu thích.

Câu 11. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với

A. môi trường, mức lương cần.

B. sở thích, độ tuổi làm việc.

C. sở thích, mức lương, môi trường.

D. độ tuổi, sở thích và điều kiện.

Đáp án: D

Giải thích:

Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện.

Câu 12. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

A. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.

B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.

C. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.

D. Chị thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

Đáp án: B

Giải thích:

Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày là biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí

Câu 13. Quản lý tiền hiệu quả là

A. hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu.

B. dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.

C. biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

D. tiêu hết số tiền mà mình đang có.

Đáp án: C

Giải thích:

Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu hợp lí.

B. Tiết kiệm thường xuyên.

C. Tăng nguồn thu nhập.

D. Mua nhiều đồ xa xỉ.

Đáp án: D

Giải thích:

- Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là: chi tiêu hợp lí; tiết kiệm thường xuyên; tăng nguồn thu nhập (sgk – trang 50).

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?

A. Chị T tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập mối tháng.

B. Bạn V cộng tác với báo Hoa học trò để tăng thu nhập.

C. X dùng số tiền tiết kiệm để mua sách vở và đồ dùng học tập.

D. Anh T dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu.

Đáp án: D

Giải thích:

Anh T dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu là biểu hiện của việc chi tiêu không hợp lí.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 1: Bài 9: Quản lí tiền

1. Khái niệm

Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

2. Ý nghĩa

Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

3. Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả

+ Chi tiêu hợp lí

+ Tiết kiệm thường xuyên

Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chi tiêu hợp lí

Tiết kiệm thường xuyên

+ Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,...

Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)
Tham gia “kế hoạch nhỏ” Vẽ tranh hoặc làm thiệp thủ công để bán

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Trắc nghiệm Bài 9: Quản lí tiền

Trắc nghiệm Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Đánh giá

5

1 đánh giá

1
cuong tran

cuong tran

2024-03-18 17:39:06
Ok