Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lý tiền

4.3 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 9: Quản lý tiền sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Quản lý tiền

Bài tập 1 trang 45 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy chọn câu trả lời đúng. 

Câu 1.Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm:

A. Quản lý tiền. 

B. Tiết kiệm tiền. 

C. Chi tiêu tiền.

D. Phung phí tiền. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho:

A. cân đối và tằn tiện. 

B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất. 

C. cân đối và phù hợp.

D. hiệu quả và tiết kiệm. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3. Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức:

A. trách nhiệm. 

B. tự lập. 

C. thông cảm. 

D. chia sẻ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4. Một trong những nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là:

A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên. 

B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu. 

C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 45 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy hoàn thiện sơ đồ sau để khái quát về bài học quản lí tiền.

Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lý tiền (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lý tiền (ảnh 2)

Bài tập 3 trang 46 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy liệt kê những đồ vật đắt tiền đã từng mua nhưng lại rất ít sử dụng hoặc chưa từng sử dụng đến. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân về việc chi tiêu của mình.

Trả lời:

- Những đồ vật đắt tiền em đã từng mua nhưng rất ít khi sử dụng là: máy nghe nhạc; máy ảnh, giày trượt patin,…

- Bài học: cần chi tiêu hợp lí, chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả của mình

Bài tập 4 trang 46 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy trao đổi với bố, mẹ và liệt kê những nhu cầu hằng ngày của gia đình mà phải dùng đến tiền.

- Nhu cầu thiết yếu:

- Các nhu cầu khác (du lịch, xem phim, thăm người thân, làm từ thiện,...):

- Tiết kiệm:

Em hãy tính các khoản chi tiêu cho những nhu cầu này theo tỉ lệ % và đưa ra cách quản lý tiền hiệu quả.

Trả lời:

- Nhu cầu thiết yếu (chiếm 65% thu nhập của gia đình):

+ Mua đồ ăn, quần áo

+ Chi trả hóa đơn: điện, nước, Internet, xăng xe, gas, cước phí điện thoại,…

+ Mua các đồ, vật dụng trong gia đình

+ Mua quà tặng, quà biếu trong các dịp lễ, tết, đám cưới,…

+ Tiền học phí

+ Tiền sữa, bỉm cho em bé

- Các nhu cầu khác (chiếm 20% thu nhập của gia đình)

+ Đồ ăn vặt

+ Đi xem phim/ đi chơi công viên,…

+ Làm từ thiện

- Tiết kiệm (chiếm 15% thu nhập của gia đình).

Bài tập 5 trang 47 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy liệt kê và sắp xếp các khoản chi tiêu của bản thân theo thứ tự ưu tiên và giải thích tại sao phải xác định các thứ tự ưu tiên như vậy.

TT

Các khoản chi tiêu được sắp xếp

theo thứ tự ưu tiên

Giải thích

1

   

2

   

3

   

Trả lời:

TT

Các khoản chi tiêu được sắp xếp

theo thứ tự ưu tiên

Giải thích

1

- Mua sách vở, đồ dùng học tập

- Mua quà tặng người thân, bạn thân

Đây là những khoản chi tiêu thiết yếu của bản thân em

2

- Tiết kiệm

Hàng tháng, em đặt mục tiêu tiết kiệm 20% số tiền hiện có

3

- Mua đồ ăn vặt, trà sữa,…

- Đi xem phim,..

Đây là những khoản chi tiêu không thiết yếu

Bài tập 6 trang 47 SBT Giáo dục công dân 7: Thực hiện các yêu cầu.

Câu 1. Em hãy liệt kê các khoản thu và cách tăng nguồn thu cho bản thân.

Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lý tiền (ảnh 3)

Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lý tiền (ảnh 4)

Câu 2. Em đã sử dụng các khoản thu đó vào những mục đích gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Hoàn thiện sơ đồ

Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lý tiền (ảnh 5)

Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Quản lý tiền (ảnh 6)

Yêu cầu số 2: Em đã sử dụng các khoản thu đó vào những mục đích:

+ Mua sách vở, đôg dùng học tập

+ Mua quà tặng người thân, bạn bè

+ Làm từ thiện

+ Tiết kiệm một khoản nhỏ (hàng tháng)

+ Giải trí (mua đồ ăn vặt, xem phim,…)

Bài tập 7 trang 48 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy lập kế hoạch quản lí tiền hiệu quả dựa vào mẫu sau:

KẾ HOẠCH QUẢN LÍ TIỀN HIỆU QUẢ

 Người thực hiện: ………………………………….

 Thời gian thực hiện: từ ............................... đến ............................. 

Tổng số tiền dự kiến có thể có: ......................................

 

Nhu cầu thiết yếu 

Số tiền: …………..

Tiết kiệm 

Số tiền: ...................

Nhu cầu khác

Số tiền: …………..

 

Số

tiền

dự

kiến

dùng

Số tiền thực tế đã dùng

Lí do thay đổi

Tiền dự kiến

Số tiền thực tế đã tiết kiệm được

Lí do thay đổi

Tiền dự kiến dùng

Số tiền thực tế đã sử dụng

Lí do thay đổi

1. Tên hoạt động ưu tiên số 1: 

…………….

- Số tiền: …………

- Thời điểm thực hiện: …………..

                 

2. Tên hoạt động ưu tiên số 2: 

…………….

- Số tiền: …………

- Thời điểm thực hiện: …………..

                 

Trả lời:

KẾ HOẠCH QUẢN LÍ TIỀN HIỆU QUẢ

 Người thực hiện: Nguyễn Văn A

 Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2022 đến tháng 5/2023 

Tổng số tiền dự kiến có thể có: 5.000.000đ

 

Nhu cầu thiết yếu 

Số tiền: 2.5 triệu

Tiết kiệm 

Số tiền: 1 triệu

Nhu cầu khác

Số tiền: 1.5 triệu

 

Số

tiền

dự

kiến

dùng

Số tiền thực tế đã dùng

Lí do thay đổi

Tiền dự kiến

Số tiền thực tế đã tiết kiệm được

Lí do thay đổi

Tiền dự kiến dùng

Số tiền thực tế đã sử dụng

Lí do thay đổi

1. Tên hoạt động ưu tiên số 1: mua sách vở, đồ dùng học tập

- Số tiền: 1.500.000

- Thời điểm thực hiện: tháng 12/2022

1,5 triệu

1,5 triệu

             

2. Tên hoạt động ưu tiên số 2: mua quà tặng sinh nhật bố mẹ

- Số tiền: 500.000

- Thời điểm thực hiện: tháng 3 và tháng 5/2023

500 ngàn

500 ngàn

             

……..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

 

Bài tập 8 trang 49 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.  

M đang chơi ngoài sân nhưng chẳng may đá quả bóng làm vỡ cửa kính của nhà hàng xóm. Bác hàng xóm đã bắt M phải đền 300 000 đồng. M rất lo sợ vì không có tiền. M bèn về nhà xin bố số tiền trên để đền cho bác hàng xóm. Bố M nói với cậu bé rằng: “Bố Có thể cho con vay trước nhưng một năm sau, con phải trả lại cho bố: Sau đó, ông rút tiền ra đưa cho cậu bé.

Câu hỏi: Nếu là M, em hãy lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu để trả được số tiền mà bố đã cho mình mượn.

Trả lời:

- Kế hoạch:

+ Tiết kiệm tiền từ các khoản: tiền lì xì, tiền người thân cho

+ Tìm cách tăng thêm thu nhập qua việc: thu gom phế liệu, làm các đồ thủ công để bán,…

+ Hạn chế chi tiêu, mua sắm những thứ không cần thiết.

Bài tập 9 trang 49 SBT Giáo dục công dân 7:Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Các bạn trong lớp H rất vui, hào hứng và phấn khởi khi lớp có được một gian hàng vào dịp Hội chợ xuân của trường.

Yêu cầu: Em và các bạn hãy lập một kế hoạch tiết kiệm tiền để tổ chức được một gian hàng hiệu quả.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Gian hàng: các loại bánh dân gian

- Số lượng thành viên trong lớp: 35 bạn

- Tổng số tiền góp quỹ để xây dựng gian hàng: 50.000 x 35 = 1.750.000

- Số tiền cần chi:

+ Vật liệu để dựng gian hàng (tre nứa, giấy báo, màu nước, xốp,…): 750.000

+ Nguyên liệu để sản xuất các loại bánh: 800.000

+ Túi giấy, khăn giấy, cốc giấy, dĩa nhựa,…: 200.000

- Dự kiến khoản thu (từ việc bán các loại bánh): 2.000.000

Bài tập 10 trang 49 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy thiết lập một dự án chi tiêu và tiết kiệm tiền để có thể tổ chức tiệc sinh nhật của mình vào năm tới. Qua đó, em chia sẻ với các bạn cùng lớp những bài học về quản lý tiền hiệu quả.

Trả lời:

- Kế hoạch:

+ Tiết kiệm tiền từ các khoản: tiền lì xì, tiền người thân cho

+ Tìm cách tăng thêm thu nhập qua việc: thu gom phế liệu, làm các đồ thủ công để bán,…

+ Hạn chế chi tiêu, mua sắm những thứ không cần thiết.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lý tiền

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Lý thuyết GDCD 7 Bài 1: Bài 9: Quản lí tiền

1. Khái niệm

Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

2. Ý nghĩa

Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

3. Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả

+ Chi tiêu hợp lí

+ Tiết kiệm thường xuyên

Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chi tiêu hợp lí

Tiết kiệm thường xuyên

+ Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,...

Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 9: Quản lí tiền - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tham gia “kế hoạch nhỏ”

Vẽ tranh hoặc làm thiệp thủ công để bán

Đánh giá

0

0 đánh giá