20 câu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 10 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Câu 1. Tệ nạn xã hội có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan nào sau đây?

A. Sự thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ của bản thân.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

C. Gia đình, bạn bè quan tâm, chia sẻ.

D. Chơi với những người có tiền sử tù tội.

Đáp án: B

Giải thích:

Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan:

+ Mặt trái của kinh tế thị trường

+ Môi trường sống không lành mạnh.

+ Thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình.

- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tệ nạn xã hội là:

+ Tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi

+ Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

(sgk – trang 54).

Câu 2. Có nhiều loại tệ nạn trong xã hội, nhưng phổ biến nhất là

A. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

B. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm.

C. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.

D. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

Đáp án: A

Giải thích:

Có nhiều loại tệ nạn trong xã hội, nhưng phổ biến nhất là ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

Câu 3. Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.

B. Sự thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

C. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

Đáp án: C

Giải thích:

- Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

+ Mặt trái của kinh tế thị trường

+ Môi trường sống không lành mạnh.

+ Thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi

+ Thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

(sgk – trang 54).

Câu 4. A (14 tuổi) rủ T (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, D là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ A và T chuyển hộ một gói hàng màu đen, bên trong có chứa ma túy và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho 2 bạn một khoản tiền hậu hĩnh. A định đồng ý nhưng đã bị T ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, nhân vật nào vi phạm pháp luật?

A. Bạn T.

B. Bạn A và T

C. Anh D.

D. Bạn A và anh P.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong trường hợp này, anh D là người vi phạm pháp luật vì có hành vi buôn bán chất ma túy, đồng thời lôi kéo trẻ nhỏ tham gia vận chuyển trái phép chất ma túy.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân.

B. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh.

C. Tạo mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia.

D. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.

Đáp án: D

Giải thích:

Hậu quả của tệ nạn xã hội:

 - Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.

- Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mỹ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.

Câu 6. Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Bạo lực gia đình.

C. Bạo hành trẻ em.

D. Bạo lực học đường.

Đáp án: A

Giải thích:

Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống (sgk – trang 54)

Câu 7. là nữ sinh lớp 7nổi tiếng xinh đẹp. Một lần trên đường đi học về, một người đàn ông lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với A và còn có ý muốn rủ A đi chơi và cho A thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.

B. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.

C. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.

D. Mắng chửi cho người đàn ông đó một trận và bỏ đi.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong trường hợp này, nếu là em nên từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ để tránh hậu quả và có thể những bạn nữ khác bị lôi kéo.

Câu 8. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đến    

A. công dân đủ từ 18 tuổi.

B. mọi học sinh trong nhà trường.

C. công dân dươi 18 tuổi.

D. mọi mặt của đời sống.

Đáp án: D

Giải thích:

Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.

Câu 9. Câu ca dao “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây?

A. Mê tín dị đoan.

B. Ma túy.

C. Cờ bạc.

D. Mại dâm.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu ca dao “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” về tệ nạn cờ bạc.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

C. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ.

D. Tổn hại nghiêm trọng về mặt tinh thần.

Đáp án: A

Giải thích:

Hậu quả của tệ nạn xã hội:

 - Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.

- Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

- Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mỹ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.

Câu 11. Hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó là biểu hiện của tệ nạn nào sau đây?

A. Ma túy.

B. Cờ bạc.

C. Đua xe.

D. Mại dâm.

Đáp án: D

Giải thích:

Mại dâm là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó.

Câu 12. Bà P là chủ của một đường dây môi giới mại dâm. Theo quy định của pháp luật, bà P sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Xử phạt hành chính.

B. Kỉ luật.

C. Khiến trách.

D. Xử phạt hình sự.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo quy định của pháp luật, bà sẽ phải chịu hình thức xử phạt hình sự.

Câu 13. Phương án nào sau đây không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.

B. Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

C. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.

D. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội.

Hậu quả của tệ nạn xã hội:

Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.

Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mỹ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.

Câu 14. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tệ xã hội?

A. “Chữ tín quý hơn vàng mười”.

B. “Bói ra ma, quét nhà ra rác”.

C. “Lời nói như đinh đóng cột”.

D. “Lá lành đùm lá rách”.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu tục ngữ “Bói ra ma, quét nhà ra rác” nói về tệ xã hội mê tín dị đoan.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.

B. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.

C. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.

D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Đáp án: A

Giải thích:

Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội là nhận định đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

1. Khái niệm

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.

- Có nhiều loại tệ nạn xã hội, nhưng phổ biến nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm,...

Lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tệ nạn đua xe

Tệ nạn cờ bạc

2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

- Nguyên nhân khách quan như:

+ Mặt trái của nền kinh tế thị trường

+ Môi trường sống không lành mạnh

+ Sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ,...

Lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cha mẹ nuông chiều con cái quá mức

- Nguyên nhân chủ quan như: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ,...

Lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thiếu tự chủ khi bị bạn bè xấu rủ rê

3. Hậu quả của tệ nạn xã hội

- Đối với bản thân:

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ

+ Làm tha hoá về nhân cách

+ Rối loạn về hành vi

+ Rơi vào lối sống buông thả

+ Dễ vi phạm pháp luật,...

- Đối với gia đình:

+ Cạn kiệt tài chính

+ Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

- Đối với xã hội:

+ Làm suy thoái giống nòi;

+ Rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,...

Lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hạnh phúc gia đình tan vỡ

Rối loạn trật tự xã hội

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Trắc nghiệm Bài 9: Quản lí tiền

Trắc nghiệm Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá