20 câu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 12 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Câu 1. Bà nội của T đã già, bà bị đau chân đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm bà bị ngã không dậy được. T nhìn thấy nhưng do giận bà thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ bà dậy mà bỏ đi chơi. T đã vi phạm điều gì sau đây?

A. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em.

B. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ

C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.

D. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong trường hợp này, đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của con, cháu khi thấy bà ngã mà không đỡ bà dậy.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu?

A. Trông nom, giáo dục các cháu; thay các cháu làm mọi công việc nhà.

B. Nuôi dưỡng cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng.

C. Trông nom, chăm sóc, giáo dục các cháu.

D. Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên nếu không có người nuôi dưỡng.

Đáp án: A

Giải thích:

- Quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với các cháu:

+ Trông nom, chăm sóc, giáo dục các cháu.

+ Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng.

Câu 3. “Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Xã hội.

B. Gia đình.

C. Nhà nước.

D. Nhà trường.

Đáp án: B

Giải thích:

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ?

A. Yêu quý, kính trọng cha mẹ, ông bà.

B. Chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà.

C. Hiếu thảo, lễ phép với cha mẹ, ông bà.

D. Ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

Đáp án: D

Giải thích:

Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ (sgk – trang 59)

Câu 5. Đối với mỗi người, gia đình không mang lại ý nghĩa nào dưới đây?

A. Là môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

B. Là điểm tựa vững chắc để chúng ta vươn lên.

C. Mang lại các giá trị hạnh phúc cho mỗi người.

D. Nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.

Đáp án: A

Giải thích:

- Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người; mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống của mỗi thành viên và là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống (sgk – trang 59).

Câu 6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định

A. vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ.

B. chồng có nghĩa vụ đóng góp toàn bộ về kinh tế.

C. quyền của vợ, chồng sẽ tùy hoàn cảnh từng gia đình.

D. vợ có nghĩa vụ làm tất cả các công việc nhà.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo Điều 17 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Câu 7. Câu ca dao “Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. ông bà đối với các cháu.

B. cha mẹ đối với con cái.

C. con cái đối với cha mẹ.

D. anh chị em đối với nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu ca dao “Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ (con cái có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu).

Câu 8. Câu ca dao nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

B. Tôm càng lột vỏ, bỏ đuôi/ Giã gạo cho trắng dành nuôi mẹ già.

C. Cục đất mà cắm cây sào/ Con xoay lưng lại chẳng chào đến cha.

D. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu ca dao Tôm càng lột vỏ, bỏ đuôi/ Giã gạo cho trắng dành nuôi mẹ già nói về người con hiếu thảo.

Câu 9. Câu ca dao nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

D. Bao năm gian khổ héo hon/ Mẹ luôn cam chịu nuôi con nên người.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về tinh thần yêu thương con người, tương thân tương ái.

Câu 10. Câu tục ngữ “chị ngã, em nâng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. cha mẹ đối với con cái.

B. con cái đối với cha mẹ.

C. ông bà đối với các cháu.

D. anh chị em đối với nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu tục ngữ “chị ngã, em nâng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của anh chị em đối với nhau. Câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng” trước hết mang ý nghĩa tả thực. Khi chị ngã thì em sẽ là người đỡ chị dậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ.

Câu 11. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ không được phép

A. phân biệt đối xử giữa các con; ngược đãi con.

B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

C. nuôi dạy con thành những công dân tốt.

D. tôn trọng ý kiến của các con.

Đáp án: A

Giải thích:

- Theo quy định của pháp luật, cha mẹ

Có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con

+ Không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, bắt buộc con làm những điều trái luật, trái đạo đức.

(sgk – trang 59)

Câu 12. Trong gia đình không tồn tại quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hôn nhân.

B. Quan hệ nuôi dưỡng.

C. Quan hệ cộng đồng.

D. Quan hệ huyết thống.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong gia đình không tồn tại quan hệ cộng đồng.

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.

Câu 13. Anh T và chị Q đều là con của ông K và bà S. Tuy nhiên, ông K và bà S thường chăm sóc, quan tâm đến anh T nhiều hơn. Thấy vậy, chị Q rất buồn và cho rằng bố mẹ không công bằng. Tuy nhiên, chị Q luôn tự trấn an bản thân: “Bố mẹ cũng rất yêu thương mình, mình cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi hơn nữa để bố mẹ không phiền lòng”. Trong trường hợp trên, cách xử sự của những nhân vật nào đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình?

A. Ông K và bà S.

B. Bà S và anh T.

C. Ông K và chị Q.

D. Anh T và chị Q.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong trường hợp trên, ông K và bà S đã vi phạm luật Hôn nhân và Gia đình vì đã phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về gia đình?

A. Gia đình mang lại những giá trị hạnh phúc của mỗi thành viên.

B. Pháp luật không quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

C. Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng nhân cách mỗi người.

D. Gia đình là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên.

Đáp án: B

Giải thích:

- Giá trị của gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người;

+ Gia đình mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống của mỗi thành viên

+ Gia đình là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

- Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

Câu 15. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?

A. Chỉ trích, điều khiển.

B. Phụng dưỡng, hiếu thảo.

C. Thương yêu, chăm sóc.

D. Đánh đập, sai bảo.

Đáp án: C

Giải thích:

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con cái:

- Thương yêu con, tôn trọng viên của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1. Gia đình và vai trò của gia đình

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

- Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người; mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống của mỗi thành viên và là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Gia đình là mái ấm yêu thương

2. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:

+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, bắt buộc con làm những điều trái luật, trái đạo đức.

+ Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng.

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bố mẹ chăm sóc, nuôi dạy con cái

Ông bà chăm sóc cháu

 - Quyền và nghĩa vụ của con, cháu:

+ Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà;

+ Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu.

+ Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

Cấm hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ

- Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em: Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

3. Trách nghiệm của học sinh

- Mỗi học sinh cần thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Trắc nghiệm Bài 9: Quản lí tiền

Trắc nghiệm Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá