Xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong các ví dụ sau: Tục truyền, đời Hùng Vương

9.6 K

Trả lời Câu 2 trang 54 sgk Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 54, 55, 56 tập 2 hay nhất giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 54, 55, 56 tập 2

Câu 2 trang 54 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong các ví dụ sau:

a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.

(Thánh Gióng)

b. Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.

(Ca dao)

c. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.

(Sự tích hồ Gươm)

d. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình.

(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

Trả lời:

a.

- Số từ “sáu” là số từ biểu thị số tự tự của danh từ, đứng sau danh từ “đời Hùng Vương”.

- Số từ “hai” là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “vợ chồng”.

b. Số từ “mười” là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “chiếc chiếu”.

c. Số từ “hai”, “ba” biểu thị số thứ tự của danh từ.

d. Số từ “một”, “rưỡi”  là số từ biểu thị số lượng của sự vật. Đây là số từ chỉ lượng chính xác. Đứng trước danh từ “giờ”.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 54 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau:...

Câu 3 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tìm phó từ trong những ví dụ dưới đây. Xác định động từ hoặc tính từ mà phó từ bổ sung ý nghĩa và cho biết đó là ý nghĩa gì...

Câu 4 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả đối với các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép sau...

Câu 5 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trong tiếng Việt, cho, biếu, tặng đều có nghĩa giống nhau là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Trong câu văn “Rồi bà tôi dỡ dăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi” (Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc), vì sao tác giả lại dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng?...

Câu 6 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:...

Câu 7 trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Xác định phép liên kết sử dụng trong đoạn trích sau:...

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Soạn bài Hương khúc

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 54, 55, 56 tập 2

Soạn bài Kéo co

Soạn bài Viết văn bản tường trình

Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

Đánh giá

0

0 đánh giá