Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ...(1)... trong bảng tuần hoàn

2.5 K

Với giải Bài 6.1 trang 17 SBT Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 6.1 trang 17 sách bài tập Hóa học 10: Chọn phương án đúng để hoàn thành các câu sau:

a) Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ...(1)... trong bảng tuần hoàn. Mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một ...(2)... Mỗi cột trong bảng tuần hoàn được gọi là một ...(3)...

A. (1) nhóm, (2) chu kì, (3) ô.

B. (1) ô, (2) chu kì, (3) nhóm.

C. (1) ô, (2) họ, (3) nhóm.

D. (1) ô, (2) chu kì, (3) nhóm chính.

b) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học do Mendeleev đề xuất, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của ...(1).... Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện đại, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của ...(2)....

A. (1) số electron hoá trị, (2) khối lượng nguyên tử.

B. (1) số hiệu nguyên tử, (2) khối lượng nguyên tử.

C. (1) khối lượng nguyên tử, (2) số hiệu nguyên tử.

D. (1) số electron hóa trị, (2) số hiệu nguyên tử.

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: B

Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một (1) ô trong bảng tuần hoàn. Mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một (2) chu kì. Mỗi cột trong bảng tuần hoàn được gọi là một (3) nhóm.

b) Đáp án đúng là: C

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học do Mendeleev đề xuất, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của (1) khối lượng nguyên tử. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hiện đại, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của (2) số hiệu nguyên tử.

Xem thêm các lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6.2 trang 17 sách bài tập Hóa học 10: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng...

Bài 6.3 trang 17 sách bài tập Hóa học 10: Mỗi phát biểu sau đây về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là đúng hay sai?...

Bài 6.4 trang 18 sách bài tập Hóa học 10: Hình bên mô tả ô nguyên tố của vàng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học...

Bài 6.5 trang 18 sách bài tập Hóa học 10: Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là:...

Bài 6.6 trang 18 sách bài tập Hóa học 10: Cấu hình electron của nguyên tử sắt là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là:...

Bài 6.7 trang 18 sách bài tập Hóa học 10: Cấu hình electron của fluorine là 1s22s22p5, của chlorine là 1s22s22p63s23p5. Những phát biểu nào sau đây là đúng?...

Bài 6.8 trang 18 sách bài tập Hóa học 10:Hãy ghép mỗi cấu hình electron ở cột A với mô tả thích hợp về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn ở cột B...

Bài 6.9 trang 19 sách bài tập Hóa học 10: Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: Na: [Ne]3s1, Cr: [Ar]3d54s1, Br: [Ar]3d104s24p5, F: 1s22s22p5, Cu: [Ar]3d104s1. Số nguyên tố thuộc khối s, p, d trong các nguyên tố trên lần lượt là:...

Bài 6.10 trang 19 sách bài tập Hóa học 10: Những nguyên tố được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn thuộc khối nguyên tố nào?...

Bài 6.11 trang 19 sách bài tập Hóa học 10: Hãy giải thích vì sao khối nguyên tố s trong bảng tuần hoàn chỉ có hai cột trong khi khối nguyên tố p có sáu cột...

Bài 6.12 trang 19 sách bài tập Hóa học 10:Vì sao số lượng các nguyên tố trong các chu kì của bảng tuần hoàn có sự khác biệt: chu kì 1 có 2 nguyên tố, mỗi chu kì 2 và 3 có 8 nguyên tố; chu kì 4 có 18 nguyên tố?...

Bài 6.13 trang 19 sách bài tập Hóa học 10: Calcium (Ca) là nguyên tố kim loại chiếm khối lượng nhiều nhất trong cơ thể con người. Răng và xương là các bộ phận chứa nhiều calcium nhất. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. Hãy xác định vị trí của calcium trong bảng tuần hoàn...

Bài 6.14 trang 19 sách bài tập Hóa học 10: Em cần giải một mật mã sử dụng các kí hiệu nguyên tố để xác định các chữ cái trong mật mã. Quy tắc của mật mã như sau:...

Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 9: Quy tắc octet

Đánh giá

0

0 đánh giá