Với giải sách bài tập Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hóa học lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Khối lượng nguyên tử.
C. Bán kính nguyên tử.
D. Số lớp electron.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Định luật tuần hoàn phát biểu rằng tính chất của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
A. SO2.
B. SO3.
C. SO6.
D. SO4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Sulfur là nguyên tố nhóm VIA nên có hóa trị cao nhất trong hợp chất là VI.
Công thức oxide cao nhất của sulfur là SO3.
A. Mg(OH).
B. Mg(OH)2.
C. MgO(OH).
D. Mg(OH)3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2. Vậy magnesium thuộc nhóm IIA.
Hóa trị cao nhất của magnesium là II. Công thức hydroxide của magnesium là Mg(OH)2.
A. Nhóm IA.
B. Nhóm IIA.
C. Nhóm IIIA.
D. Không xác định được.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
1 mol hydroxide này tác dụng vừa đủ với 3 mol HCl ⇒ X có hóa trị III.
Vậy X thuộc nhóm IIIA.
A. X, Y là phi kim.
B. X, Y là kim loại.
C. X, Y thuộc cùng một chu kì.
D. X, Y thuộc cùng một nhóm.
E. Số hiệu nguyên tử của X lớn hơn Y.
G. Số hiệu nguyên tử của X nhỏ hơn Y.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, D, G
Vì X và Y tạo thành hai oxide cao nhất có công thức tương tự nhau mà X, Y là các nguyên tố nhóm A, do đó chúng phải thuộc cùng một nhóm.
Khi tan trong nước, các oxide này tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ vậy X, Y là phi kim.
Nguyên tử khối của X nhỏ hơn của Y, vậy số hiệu nguyên tử của X nhỏ hơn của Y.
A. NaBrO3.
B. NaBrO2.
C. Na2BrO3.
D. Không xác định được.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Công thức của sodium bromate sẽ là: NaBrO3.
Lời giải:
K+ có điện tích 1+ nên cần tìm những ion có điện tích 1+ tương tự.
Nếu xem xét Ar+ và Ca+ thì đây là những ion có cùng điện tích và kích thước, khối lượng khá gần với K+, nhưng Ar là khí hiếm nên khó nhường 1 electron để tạo Ar+, còn Ca ở nhóm IIA nên tính chất hợp chất của nó sẽ khác biệt so với hợp chất của K.
Nếu xét trong cùng một nhóm IA. Có thể có Na+ và Rb+ sẽ có cùng số electron hóa trị và tính chất tương tự như K+ nhưng bán kính của Na+ sẽ nhỏ hơn, còn bán kính của Rb+ lại lớn hơn nhiều so với K+.
Lời giải:
Carbon có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là 2s22p2, thuộc nhóm IVA. Nguyên tố cùng nhóm IVA khác có thể có những tính chất tương tự C nhất là Silicon (Si).
a) Krypton là một khí trơ được sử dụng trong nhiều ứng dụng chiếu sáng. Em hãy ước tính khối lượng riêng của krypton bằng cách suy luận từ dữ liệu, liên hệ giữa khối lượng riêng và bán kính nguyên tử. Hãy tìm kiếm số liệu về giá trị khối lượng riêng của khí krypton qua tài liệu, internet và so sánh với kết quả mà em ước tính được.
b) Biết rằng 1 mol neon có khối lượng là 20,18 gam. Hãy tính khối lượng của nguyên tử neon. Sau đó sử dụng bán kính nguyên tử của neon để tính khối lượng riêng của nguyên tử neon (coi nguyên tử là hình cầu có bán kính bằng bán kính nguyên tử cho trong bảng). So sánh giá trị khối lượng riêng tính được này với khối lượng riêng của khí Ne trong bảng. Kết quả này có cho em gợi ý gì về bản chất của khí neon?
Lời giải:
a) Ta có thể suy luận như sau:
Khi tăng bán kính nguyên tử từ 71 pm lên 108 pm thì khối lượng riêng tăng từ 1,78 g L-1 đến 5,85 g L-1. Vậy khi bán kính nguyên tử tăng lên 1 đơn vị, khối lượng riêng tăng thêm một lượng là:
Khối lượng riêng của Kr có thể tính từ khối lượng riêng của Ar là:
1,78 + 0,11 × (88 – 71) = 3,65 (g L-1).
Kết quả thực nghiệm, khối lượng riêng của Kr là 3,7 g L-1. Như vậy, kết quả ước tính khá gần với thực nghiệm.
Ngoài ra, học sinh có thể xây dựng đồ thị phụ thuộc khối lượng riêng vào bán kính nguyên tử. Sau đó, dựa vào đồ thị để tìm ra bán kính Kr.
b) Khối lượng của một nguyên tử Ne là:
Thể tích của một nguyên tử Ne là:
Khối lượng riêng của nguyên tử Ne là:
Khối lượng riêng của nguyên tử Ne lớn hơn rất nhiều so với khối lượng riêng của khí Ne. Điều đó cho thấy, trong khí Ne, các nguyên tử phải ở rất xa nhau.
Lời giải:
Từ cấu hình electron lớp ngoài cùng của X, xác định X thuộc chu kì 8, nhóm IA, là kim loại điển hình.
ZY = ZX + 1 nên Y kế tiếp X trong bảng tuần hoàn, vậy Y thuộc chu kì 8, nhóm IIA, là kim loại điển hình.
*** Các em có thể tìm thấy rất nhiều các thông tin hữu ích về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, xu hướng biến đổi các tính chất, thông tin về các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ở địa chỉ website của Hội Hoá học Hoàng gia Anh: https://www.rsc.org/periodic-table/ . Hãy tự mình khám phá thế giới diệu kì của hoá học nhé. ***
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Lý thuyết Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
I. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Ví dụ: Trong chu kì 2, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần. Do đó Li có tính kim loại mạnh nhất, F có tính phi kim mạnh nhất.
- Hai kết luận được rút ra từ định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
+ Các tính chất của các đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có thể dự đoán được khi các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử vào các chu kì và nhóm.
+ Định luật tuần hoàn đã dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngày nay.
II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể đưa ra dự đoán về tính chất của đơn chất cũng như hợp chất của nó.
Ví dụ 1: Nguyên tố F nằm ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Như vậy ta thấy, nguyên tố F đứng cuối chu kì 2, đầu nhóm VIIA nên F là phi kim rất mạnh, axit của nó có công thức HF là axit yếu.
Ví dụ 2: Nguyên tố Cs nằm ở ô số 55, chu kì 6, nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố Cs đứng đầu chu kì 6, cuối nhóm IA nên Cs là kim loại mạnh, hydroxide của nó có công thức CsOH là base mạnh và tan tốt trong nước.