20 câu Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

2.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

A. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Câu 1. Đâu là năng lượng hóa thạch?

A. Dầu mỏ, khí đốt, than.

B. Dầu mỏ, than, điện.

C. Dầu mỏ, than, năng lượng gió.

D. Dầu mỏ, than, năng lượng mặt trời.

Đáp án: A

Giải thích:

Khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt có thể làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng… (SGK lịch sử và địa lí 6- bộ KNTT - trang 137).

Câu 2. Các quốc gia châu Âu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí nhằm mục đích gì?

A. Tiết kiệm điện.

B. Giảm mức độ ô nhiễm không khí.

C. Cải thiện năng lượng gió.

D. Tiết kiệm sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên.

Đáp án: B

Giải thích:

“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí” là một trong những biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí ở châu Âu (SGK - trang 107).

Câu 3. Đâu là một trong số những biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu?

A. Không kiểm soát đầu ra của rác thải, hóa chất độc hại.

B. Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng.

C. Không kiểm soát và xử lí ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển.

D. Kiểm soát và xử lí một phần nhỏ ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển.

Đáp án: B

Giải thích:

Các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường nước với các biện pháp như ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng; cải tiến kĩ thuật …. (SGK - trang 106).

Câu 4. Năm 2020, rừng ở châu Âu ngày càng được mở rộng và chiếm khoảng bao nhiêu % tổng diện tích rừng thế giới?

A. 30%.

B. 25%.

C. 35%.

D. 40%.

Đáp án: B

Giải thích:

Rừng ở châu Âu ngày càng được mở rộng và chiếm khoảng 25% tổng diện tích rừng thế giới (năm 2020) (SGK - trang 108).

Câu 5. Yếu tố tự nhiên nào của châu Âu góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học…?

A. Biển.

B. Sông.

C. Hồ.

D. Rừng.

Đáp án: D

Giải thích:

Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học… (SGK-trang 108).

Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí ở châu Âu?

A. Sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, hoạt động vận tải.

B. Sản xuất công nghiệp, tiêu thụ điện, vận tải đường bộ.

C. Sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, du lịch.

D. Sản xuất công nghiệp, tiêu thụ lương thực, vận tải đường bộ.

Đáp án: A

Giải thích:

Hoạt động vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp… tạo ra một lượng đáng kể chất ô nhiễm không khí ở châu Âu (SGK - trang 107).

Câu 7. Đâu không phải là giải pháp để cải thiện chất lượng không khí ở Châu Âu?

A. Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

B. Phát triển nông nghiệp sinh thái.

C. Làm sạch khí thải.

D. Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng cac-bon cao.

Đáp án: D

Giải thích:

Để cải thiện chất lượng không khí, các nước châu Âu đã thực hiện các giải pháp, như:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái.

+ Làm sạch khí thải.

Câu 8. Năm 2019, sản lượng điện từ than của châu Âu giảm bao nhiêu %?

A. 20.

B. 22.

C. 24.

D. 26.

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 2019, sản lượng điện từ than của châu Âu giảm 24% (SGK - trang 107).

Câu 9. Năm 2019, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo chiếm khoảng bao nhiêu % tổng sản lượng điện toàn châu Âu?

A. 32.

B. 33.

C. 34.

D. 35.

Đáp án: D

Giải thích:

Năm 2019, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo chiếm 35% tổng sản lượng điện toàn châu Âu (SGK - trang 107).

Câu 10. Vấn đề nào sau đây giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu?

A. Dân số.

B. Kinh tế.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Đa dạng sinh học.

Đáp án: D

Giải thích:

Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu (SGK - trang 108).

Câu 11. 88% lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu được lấy từ nguồn nào sau đây?

A. Nước sông.

B. Nước hồ.

C. Nước sông và nước ngầm.

D. Nước từ băng tan.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu phong phú, trong đó, lượng nước từ sông và nước ngầm chiếm khoảng 88% (SGK-trang 106).

Câu 12. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sử dụng khoảng bao nhiêu % trong tổng lượng nước ngọt sử dụng hàng năm ở châu Âu?

A. 55%.

B. 60%.

C. 65%.

D. 70%.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sử dụng nhiều nước nhất, chiếm hơn 60% tổng lượng nước ngọt sử dụng hàng năm ở châu Âu (SGK - trang 106).

Câu 13. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu?

A. Khai thác quá mức tài nguyên.

B. Ô nhiễm không khí.

C. Khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu.

D. Biến đổi khí hậu.

Đáp án: C

Giải thích:

Khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu… đã làm suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu. (SGK - trang 108).

Câu 14. Tại sao châu Âu áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ, xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị, áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài…?

A. Vì biển và rừng có nhiều tài nguyên.

B. Vì có thể chống lại biến đổi khí hậu.

C. Vì những tài nguyên này đang bị cạn kiệt.

D. Vì bảo vệ đa dạng sinh học.

Đáp án: D

Giải thích:

Châu Âu đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như …áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ, xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị, áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài. (SGK - trang 108).

Câu 15. Nguyên nhân nào sau đây làm ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu?

A. Do quá nhiều khí CO2.

B. Do nhiều cây xanh.

C. Do rừng có diện tích lớn.

D. Do các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Trước đây, tình trạng …., các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp… đã làm môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm (SGK - trang 106).

Video giải Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo

B. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

1. Bảo vệ môi trường nước

- Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của châu âu phong phú và đa dạng, trong đó nước từ sông, nước ngầm chiếm 88% và từ các hồ chiếm 12%. Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất chiếm 60% tổng lượng nước ngọt hàng năm.

- Tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt…đã làm môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác,sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước

- Trước thực trạng đó các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện môi trường nước với nhiều biện pháp:

+ Ban hành các quy định về nước

+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải

+ Giảm sử dụng hóa chất trong nông nghiệp

+ Nâng cao ý thức của người dân…

2. Bảo vệ môi trường không khí

- Nguyên nhân gây ô nhiễm: do các hoạt động giao thông vận tải, hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp tạo ra lượng đáng kể chất ô nhiễm không khí ở châu Âu như: nitơ đioxít(N02), Amoniac (NH3), sunfua đioxit (SO2), bụi mịn (PM 2,5mm)…

- Trước thực trạng đó các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện môi trường không khí với nhiều biện pháp:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên

+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp

+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác,sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phong trào đi xe đạp ở châu Âu

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu nhất là đa dạng sinh học rừng và biển.

- Tuy nhiên, hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, vần đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu…đã làm suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu. Nhiều loài thực vật và động vật bị suy giảm số lượng về loài như một số loài chim, cá…

- Trước thực trạng đó các quốc gia châu Âu đã nỗ lực cải thiện đa dạng sinh học với nhiều biện pháp:

+  Quy định nghiêm ngặt về việc đánh bắt thủy, hải sản

+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ…

- Các biện pháp đã giúp diện tích rừng ở châu âu ngày càng mở rộng và nhiều loài sinh vật được bảo tồn.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

Trắc nghiệm Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu

Trắc nghiệm Bài 4: Liên minh châu Âu

Trắc nghiệm Bài 5: Thiên nhiên châu Á

Trắc nghiệm Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Đánh giá

0

0 đánh giá