Giải Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

0.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX lớp 8.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 63 SGK Lịch sử 8: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
Trả lời:
* Nguyên nhân khách quan:- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.* Nguyên nhân chủ quan:- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.- Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…- Dân cư: Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 64 SGK Lịch sử 8: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
Trả lời:
- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 65 SGK Lịch sử 8: Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?Trả lời:
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Phi-líp-pin khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt.- Mượn cớ “giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha. Mĩ đã gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính Phi-líp-pin.
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 66 SGK Lịch sử 8: Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.- Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.- Do chính sách cai trị của thực dân phương Tây càng làm tăng thêm các mâu thuẫn trong xã hội. Từ đó, nhân dân các nước thuộc địa đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền với nhiều hình thức khác nhau.- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại. Tuy nhiên, nó làm cơ sở cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn tiếp theo.

Câu hỏi và bài tập (trang 66 sgk Lịch Sử 8)

Bài 1 trang 66 sgk Lịch sử 8Dựa theo lược đồ, trình bày khát quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

Trả lời:

Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

- Vào cuối thế kỉ XIX, nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa vào khu vực này.

- Thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po, Bru-nây.

- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

- Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin

- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a

⟹ Như vậy, vào nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan) dều lần lượt trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

Bài 2 trang 66 sgk Lịch sử 8Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

Trả lời:

* Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.

+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.

+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.

- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.

* Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.

- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.

Bài 3 trang 66 sgk Lịch sử 8Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

* Niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:


Đánh giá

0

0 đánh giá