SBT Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Giải SBT Lịch sử lớp 8

4.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) 59, 60, 61, 62 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 1 trang 59 SBT Lịch sử 8: Hãy trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Tình hình Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động sâu sắc nhất bởi

A. Sự tan rã của đế quốc Áo - Hung và sự hình thành một số quốc gia mới.

B. Sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt của nước Mĩ

C. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

D. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

Tình hình châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất chịu tác động sâu sắc nhất bởi hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

Chọn: C

Câu 2: Nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nhờ chiến tranh nên giàu lên nhanh chóng.

B. Các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp nặng nề về kinh tế, không ổn định về chính trị.

C. Các nước châu Âu dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục nền kinh tế.

D. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường: TBCN và XHCN.

Chọn: B

Trả lời:

1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá, tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phăng,.. là con số thiệt hại vì Chiến tranh thế giới thứ nhất của nước Pháp.

Chọn: A

Câu 3: 1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá, tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phăng,.. là con số thiệt hại vì Chiến tranh thế giới thứ nhất của

A. Nước Pháp

B. Nước Anh

C. Nước Đức

D. Châu Âu

Trả lời:

Nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp nặng nề về kinh tế, không ổn định về chính trị.

Chọn: A

Câu 4: Từ năm 1924 đến năm 1929, tình hình nổi bật ở các nước châu Âu là

A. tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng về chính trị

B. nền kinh tế ở hầu hết các nước châu Âu chưa được phục hồi

C. chính quyền tư sản ở các nước đã ổn định, củng cố nền thống trị, nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

D. nước Anh vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh, chi phối tình hình mọi mặt ở châu Âu.

Trả lời:

Từ năm 1924 đến năm 1929, tình hình nổi bật ở các nước châu Âu là chính quyền tư sản ở các nước đã ổn định, củng cố nền thống trị, nền sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

Chọn: C

Câu 5: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản diễn ra vào những năm nào trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

A. 1918 - 1923

B. 1924 - 1929

C. 1929 - 1933

D. 1936 - 1939

Trả lời:

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản diến ra vào năm 1929 - 1933 trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).

Chọn: C

Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế là

A. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Tác động của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu.

C. Mâu thuẫn về quyền lợi các nước tư bản không giải quyết được.

D. Sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, cung vượt quá cầu.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế là sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, cung vượt quá cầu.

Chọn: D

Câu 7: Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp,... đã thực hiện

A. cải cách kinh tế - xã hội

B. phát xít hoá bộ máy nhà nước, chuẩn bị phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

C. thành lập mặt trận nhân dân.

D. cải cách chính trị để tăng cường quyền lực của nhà nước.

Trả lời:

Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản Châu Âu như Anh, Pháp,... đã thực hiện cải cách kinh tế - xã hội.

Chọn: A

Câu 8: Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đại kinh tế là

A. Đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các TBCN.

B. Để hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.

C. Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau, chủ nghĩa phát xít xuất hiện.

Trả lời:

Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đại kinh tế là hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau, chủ nghĩa phát xít xuất hiện.

Chọn: C 

Bài 2 trang 60 SBT Lịch sử 8: Điền những nội dung chủ yếu về giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) vào bảng sau.

Giai đoạn

Nội dung chủ yếu

1918 - 1923

 

1924 - 1929

 

1929 - 1939

 

Trả lời:

Giai đoạn

Nội dung chủ yếu

1918 - 1923

Suy sụp về kinh tế, không ổn định, thậm chí khủng hoảng về chính trị do hậu quả của chiến tranh.

1924 - 1929

- Kinh tế: Phát triển nhanh chóng.

- Chính trị: đẩy lùi được cao trào cách mạng, củng cố nền thống trị của chính quyền tư sản.

1929 - 1939

- Đại khủng khoảng kinh tế.

- Xuất hiện hai khổi nước tư bản: tư bản dân chủ Anh, Pháp,... tiến hành cách mạng kinh tế - xã hội; khối phát xít: Đức, I-ta-li-a phát xít hoá chế độ thống trị, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ.

Bài 3 trang 61 SBT Lịch sử 8: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1933 là gì? 
Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1933 là:

- Trong những năm 1924 - 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

- Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933.

Bài 4 trang 61 SBT Lịch sử 8: Quan sát sơ đồ sau và nêu nhận xét.

SBT Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Trả lời:

* Nhận xét:

- Sơ đồ so sách sự phát triển của sản xuất thép nói riêng và nền sản xuất nói chung giữa Anh (nước TBCN) và Liên Xô (nước XHCN).

- Nền sản xuất của Anh và Liên Xô phát triển theo hai chiều hướng trái ngược nhau: Liên Xô ngày càng tăng trưởng, Anh sụt giảm nghiêm trọng.

=> Điều này cho thấy hậu quả ghê gớm của cuộc khủng hoảng đối với Anh cũng như các nước TBCN và tính ưu việt của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Bài 5 trang 62 SBT Lịch sử 8: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

- Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:...

- Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp vì: …

Trả lời:

* Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:

- Chủ nghĩa phát xít ở Đức được giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng, đưa Hít-le lên cầm quyền.

- Phong trào cách mạng ở Đức không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.

- Giai cấp lãnh đạo ở Đức luôn có bản chất hung hăng, hiếu chiến, mong muốn thiết lập chủ nghĩa phát xít và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

* Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp vì:

- Đảng Cộng sản Pháp được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, kịp thời tập hợp các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung - mặt trận nhân dân Pháp.

- Những hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp mang tính tích cực, cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân.

Bài 6 trang 62 SBT Lịch sử 8: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với các nước tư bản châu Âu và thế giới?

Trả lời:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nước tư bản châu Âu và thế giới. Cụ thể:

- Về kinh tế:

+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Về chính trị - xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.

- Về quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá