Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8: Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8: Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 , giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài 11 - SGK Trang 63): Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành
đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
Hướng dẫn giải:
Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:
Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành
đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo diện
tích khoảng 4,5 triệu km
2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người; các dân tộc có nền văn
hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền
Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên: Lúa gạo, cây hương
liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ
XIX. Các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

2. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài học 11 - SGK Trang 64): Chính sách thuộc địa của thực
dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
Hướng dẫn giải
:
Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã
tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: Vơ vét, đàn áp chia để trị.
Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song
nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc
địa. Tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính.

3. Câu hỏi 2 - (Mục II Bài học 11 - SGK Trang 65): Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin
như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Mượn cớ "giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh
với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến
chống Mĩ, song thất bại. Mĩ đưa 70 000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân

Phi-líp-pin, giết hại hơn 60000 người yêu nước. Phong trào giải phóng dân tộc tạm lắng
xuống một thời gian, rồi tiếp tục bùng lên.

4. Bài 1 trang 66 sgk: Dựa theo lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các
nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
Hướng dẫn giải:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm
Mã Lai. Miến Điện: Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia: Tây Ban Nha, rồi Mĩ
chiếm Phi-líp-pin: Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng
cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.

5. Bài 2 trang 66 sgk: Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào
này đều thất bại?
Hướng dẫn giải:
- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy
đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong
kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành
xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân
Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước
Đông Nam Á thêm say sắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:
+ Ở In-đô-nê-xi-a. Từ cuối thế kỉ XIX. Nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ
ra đời. Năm 1905 Các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ
nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra dời tủa Đảng Cộng sản < 1920).
+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân
Tây Ban Nha giành thắng lợi. Dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay
sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp
đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam
gây cho Pháp nhiều khó khăn.

+ Ở Lào. năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu
tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang
cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp irons quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị
dập tắt.
+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ
thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng
Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân
Pháp....
 

Xem thêm
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8: Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8: Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8: Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống