Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 7 trang gồm 28 câu trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch Sử 8. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 11 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử 8.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 11 có đáp án: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8
BÀI 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
Câu 1: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Kinh tế thuộc địa phát triển nhanh theo con đường tư bản chủ nghĩa
B. Mâu thuẫn dân tộc phát triển, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao
C. Tạo ra nguồn lợi khổng lồ cho chính quốc
D. Thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp ở chính quốc
Lời giải
sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân phát triển gay gắt, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực dâng cao
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới?
A. Do sự chuyển biến sau sắc về kinh tế
B. Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị
C. Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội
D. Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa
Lời giải
Vào đầu thế kỉ XX, do những chuyển biến sâu sắc trong xã hội (sự xuất hiện những giai cấp mới, giai cấp cũ bị phân hóa, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt), phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam mang màu sắc mới
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?
A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập.
D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.
Lời giải
Tháng 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia được thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia. Vì đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào công nhân ở một nước đấu tranh, chứng tỏ công nhân In-đô-nê-xia đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Đâu không phải nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm lược Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Đông Nam Á có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên
B. Nhu cầu nguyên liệu, nhân công, thị trường của các nước phương Tây
C. Chính trị các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng
D. Các nước Đông Nam Á tiến hành cải cách không thành công
Lời giải
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa do:
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công rất lớn
- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên trong khi chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Kẻ thù xâm lược rất mạnh.
B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai.
C. Các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
D. Chưa có sự đoàn kết với phong trào cách mạng trên thế giới
Lời giải
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX làn lượt thất bại do
- Tương quan lực lượng chênh lệch quá lớn. Các nước thực dân phương Tây hơn hẳn các nước Đông Nam Á một phương thức sản xuất, vũ khí hiện đại, quân đội tinh nhuệ
- Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho thực dân
- Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân với các nước ở Đông Nam Á
A. "chia để trị".
B. Vơ vét tài nguyên của thuộc địa.
C. Thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.
D. Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.
Lời giải
Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà thực dân phương Tây có chính sách cai trị khác nhau, nhưng đặc điểm chung là đều là khai thác, vơ vét, bóc lột tối đa nguồn lực của thuộc địa làm giàu cho chính quốc, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa và thực hiện chính sách “chia để trị”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?
A. In-đô-nê-xi-a
B. Xiêm
C. Mã Lai
D. Phi-líp-pin
Lời giải
Đến cuối thế kỉ XIX, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Năm 1863, ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp
C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
Lời giải
Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?
A. Tây Ban Nha trao trả độc lập cho Phi-lip-pin.
B. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ.
C. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.
D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Phi-lip-pin
Lời giải
Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin bùng nổ đã dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Si-vô-tha
B. Khởi nghĩa Xa-van-na-khét
C. Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-la-ven
D. Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô
Lời giải
Cuộc khởi nghĩa của A-cha-Xoa và Pu-côm-bô là hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam
- A-cha-Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Châu Đốc, liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương
- Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?
A. Nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, biến thành thuộc địa
B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu
C. Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến
D. Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa
Lời giải
Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốC. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược
B. Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại
C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội
D. Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân
Lời giải
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo.
- Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?
A. Xiêm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á
B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng
C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp
D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh
Lời giải
Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, can thiệp sâu vào Phi-líp- pin vào thời gian nào?
A. Ngày 28 - 8 - 1896.
B. Tháng 4 - 1898.
C. Tháng 6 - 1898.
D. Tháng 8 - 1898.
Đáp án B
Câu 15: Đảng cộng sản In-đô-nê-xia thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 5-1920.
B. Tháng 5-1921.
C. Tháng 5-1922.
D. Tháng 5-1923.
Đáp án A
Câu 16: Mã Lai, Miến Điện trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Tây Ban Nha
D. Hà Lan
Đáp án A
Câu 17: Các tổ chức công đoàn được thành lập sớm nhất ở đâu?
A. Phi-líp-pin
B. Mã Lai
C. Miến Điện
D. In-đô-nê-xi-a
Đáp án D
Câu 18: Đảng Cộng sản ra đời sớm nhất ở đâu?
A. In-đô-nê-xi-a
B. Cam-pu-chia
C. Lào
D. Việt Nam
Đáp án A
Câu 19: Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?
A. Nổi dậy khởi nghĩa.
B. Thành lập các tổ chức yêu nước.
C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.
D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang.
Đáp án C
Câu 20: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Đáp án C
Câu 21: Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới.
B. Sự hình thành hai giai cấp mới, đó là công nhân và tư sản.
C. Sự hình thành các tầng lớp xã hội mới, đó là quý tộc và tư sản mại bản.
D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Đáp án B
Câu 22: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?
A. Nhà nước phong kiến rất mạnh.
B. Thái Lan được Mỹ giúp đỡ.
C. Thái Lan đã bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
D. Chính sách ngoại giao khôn khéo.
Đáp án D
Câu 23: Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm nào?
A. 1884
B. 1885
C. 1886
D. 1893
Đáp án D
Câu 24: Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX
B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX
Đáp án B
Câu 25: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V.
B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV.
C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
Đáp án A
Câu 26: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Đáp án C
Câu 27: Thực dân Anh chiếm nước nào?
A. Mã Lai, Miến Điện
B. Lào, Mã Lai
C. Mã Lai, Campuchia, Miến Điện
D. Xiêm, Mã Lai
Đáp án A
Câu 28: Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á:
A. Có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
B. Giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoảng sản.
C. Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. A, B, C đúng
Đáp án D